Giới từ trong tiếng Anh
A. Giới từ trong tiếng Anh
Giới từ trong tiếng Anh gọi là Preposition.
Giới từ là những từ đi với danh từ hay một giả danh từ để chỉ sự liên hệ giữa các danh từ ấy với một chữ nào khác trong câu.
Các giới từ ta đã biết như: on, in, at, out, for, to,...
Trong tiếng Anh, các giới từ không nhiều lắm nhưng cách sử dụng chúng thì rất phức tạp và hầu như không theo một quy luật nào. Các giới từ không có một nghĩa cố định mà tùy thuộc vào các chữ trong câu và văn cảnh câu nói mà ta dịch nghĩa sao cho phù hợp.
B. Ví dụ giới từ trong tiếng Anh
Ví dụ:
- He works in the room. (in = trong)
(Anh ta làm việc trong phòng.)
- The children play in the garden. (in = ngoài)
(Bọn trẻ chơi ngoài vườn.)
- We live in Viet Nam. (in = ở)
(Chúng ta sống ở Việt Nam.)
- They swim in the river. (in = dưới)
(Họ bơi dưới sông.)
- He lays in the bed. (in = trên)
(Anh nằm trên giường.)
- I get up in the morning. (in = vào)
(Tôi thức dậy vào buổi sáng.)
- He speaks in English. (in = bằng)
(Anh ta nói bằng tiếng Anh.)
C. Giới từ trong tiếng Việt và tiếng Anh
Đối với người Việt Nam, có một điều khó khăn là có một số câu với tiếng Việt ta không cần dùng giới từ nhưng tiếng Anh thì lại có giới từ đi theo.
Ví dụ:
- He is angry with me.
(Anh ấy giận tôi.)
Vì vậy để sử dụng giới tự cho đúng, ta chỉ có cách tra tự điển rồi học thuộc lòng.
Nói chung, khi nói đến một người hay vật nào đó người Việt thường lấy chính mình làm trung tâm điểm, trái lại người Anh thường lấy người hay vật đó làm trung tâm điểm.
Ví dụ:
- The children play in the garden.
(Bọn trẻ chơi ngoài vườn.)
Người Việt nói ngoài vườn vì đối với người đang nói thì họ đứng ngoài khu vườn.
Người Anh nói trong (in) vì đối với các đứa trẻ thì chúng ở trong khu vườn chứ không phải ngoài khu vườn.
Bạn quan sát thêm các câu sau đây để nhận ra sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
- The light hangs under the ceiling.
(Cái đèn treo dưới trần nhà.)
- The pen falls on the ground.
(Cây viết rơi xuống đất.)
- The boy lies on the ground.
(Thằng bé nằm trên đất.)
D. Giới từ sử dụng trong thành ngữ
Một số động từ khi theo sau bởi một giới tự lại có nghĩa hoàn toàn khác. Một trường hợp ta đã gặp là động từ to look.
Ví dụ:
to look : trông, có vẻ
to look at : nhìn
to look for : tìm
to look after : chăm sóc
Đối với các động từ này chúng ta bắt buộc phải thuộc cách sử dụng chúng với từng giới từ riêng biệt.
Các loạt bài khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)