Biểu thức tọa độ của phép cộng, trừ, nhân một số với vectơ - Toán lớp 12

Biểu thức tọa độ của phép cộng, trừ, nhân một số với vectơ Toán 12 sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững công thức, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Toán 12.

Biểu thức tọa độ của phép cộng, trừ, nhân một số với vectơ - Toán lớp 12

Quảng cáo

1. Công thức

Nếu u = (x1; y1; z1) và v = (x2; y2; z2) thì

u+v = (x1 + x2; y1 + y2; z1 + z2);

u-v = (x1 − x2; y1 − y2; z1 − z2);

mu = (mx1; my1; mz1) với m ∈ ℝ.

Nhận xét: Hai vectơ u = (x1; y1; z1), v = (x2; y2; z2) (v ≠ 0) cùng phương khi và chỉ khi có một số thực m sao cho x1=mx2y1=my2z1=mz2.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho a = (3; 5; −1), b = (0; 6; −2), c = (2; 3; 4). Tính tọa độ của các vectơ sau:

a) 3a-2b;

b) a+b-2c.

Hướng dẫn giải

Ta có:

a) 3a = (3.3; 3.5; 3.(−1)) = (9; 15; −3); 2b = (2.0; 2.6; 2.(−2)) = (0; 12; −4).

    3a − 2b = (9 – 0; 15 – 12; −3 – (−4)) = (9; 3; 1).

Vậy 3a − 2b = (9; 3; 1).

b) a+b = (3 + 0; 5 + 6; −1 + (−2)) = (3; 11; −3); 2c = (2.2; 2.3; 2.4) = (4; 6; 8).

    a+b-2c = (3 – 4; 11 – 6; −3 – 8) = (−1; 5; –11).

Vậy a+b-2c = (−1; 5; –11).

Ví dụ 2. Cho ba vectơ a = (2; −5; 3), b = (0; 2; −1), c = (1; 7; 2).

a) Tìm tọa độ của vectơ d=4a13b+3c;

b) Tìm tọa độ của vectơ e=a4b2c.

Hướng dẫn giải

a) Ta có:

4a = (4.2; 4.(−5); 4.3) = (8; −20; 12);

13b=13.0;13.2;13.(1)=0;23;13;

3c = (3.1; 3.7; 3.2) = (3; 21; 6).

Do đó, 4a-13b = 8;623;3734a-13b-3c = 11;13;553.

Vậy d=11;13;553.

b) 4b = (0; 8; −4); 2c = (2; 14; 4).

Do đó, a-4b = (2 – 0; −5 – 8; 3 – (−4)) = (2; −13; 7) ⇒ a4b2c = (0; −27; 3).

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho a = (3; −5; −1), b = (0; 6; −2), c = (2; −3; 4). Tính tọa độ của các vectơ sau:

a) 3a-2b;

b) 23a+b-2c.

Bài 2. Cho a = (7; −5; 3), b = (5; 2; −3), c = (−3; 1; 2). Tính:

a) u=a2b3c;

b) v=5c+a2b;

c) |3a2b|.

Bài 3. Cho các vectơ a = (0; 1; 3), b = (−2; 3; 1), c = (2; −3; 4) và d = (3; −1; m).

a) Tìm m để f=2a+3bc vuông góc với d;

b) Tìm m để g=f2c vuông góc với u=d+2a.

Bài 4. Trong không gian Oxyz, cho OM+2i=13k+10j; NO+9k=7i+23j. Khi đó tọa độ điểm M(a; b; c) và N(x; y; z). Tính T = ax + by + cz.

Bài 5.

Trong không gian Oxyz, cho các vectơ a=5i+3k+2j

b = (m – 3n; 4m + 5n; m2 + 2n) với m, n ∈ ℝ.

Xét tính đúng sai của các mệnh đề dưới đây:

a) a = (5; 3; 2).

Đ

S

b) Nếu OA=a thì A(5; 2; 3).

Đ

S

c) Nếu b=0 thì m + n = 2.

Đ

S

d) Nếu a=b thì m2 + n2 = 5.

Đ

S

Xem thêm các Công thức Toán lớp 12 quan trọng hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên