Công thức xác định cực trị của hàm số - Toán lớp 12
Công thức xác định cực trị của hàm số Toán 12 sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững công thức, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Toán 12.
Công thức xác định cực trị của hàm số - Toán lớp 12
1. Công thức
* Định nghĩa
Cho hàm số y = f(x) xác định và liên tục trên khoảng (a; b) (có thể a là –∞; b là +∞) và điểm x0 ∈ (a; b).
• Nếu tồn tại số h > 0 sao cho f(x) < f(x0) với mọi x ∈ (x0 – h; x0 + h) ⊂ (a; b) và x ≠ x0 thì ta nói hàm số f(x) đạt cực đại tại x0.
• Nếu tồn tại số h > 0 sao cho f(x) > f(x0) với mọi x ∈ (x0 – h; x0 + h) ⊂ (a; b) và x ≠ x0 thì ta nói hàm số f(x) đạt cực tiểu tại x0.
Chú ý:
(1) Nếu hàm số y = f (x) đạt cực đại (cực tiểu) tại x0 thì x0 được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của hàm số f(x); f(x0) được gọi là giá trị cực đại (giá trị cực tiểu) của hàm số f(x), kí hiệu là fCĐ (fCT) hay yCĐ (yCT), còn điểm M(x0; f(x0)) được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của đồ thị hàm số.
(2) Các điểm cực đại và điểm cực tiểu được gọi chung là điểm cực trị. Giá trị cực đại (giá trị cực tiểu) còn được gọi là cực đại (cực tiểu) và được gọi chung là giá trị cực trị (hay cực trị) của hàm số.
* Cách tìm cực trị của hàm số
Giả sử hàm số y = f(x) liên tục trên khoảng (a; b) chứa điểm x0 và có đạo hàm trên các khoảng (a; x0) và (x0; b). Khi đó:
+ Nếu f'(x) < 0 với mọi x ∈ (a; x0) và f'(x) > 0 với mọi x ∈ (x0; b) thì x0 là một điểm cực tiểu của hàm số f(x).
+ Nếu f'(x) > 0 với mọi x ∈ (a; x0) và f'(x) < 0 với mọi x ∈ (x0; b) thì x0 là một điểm cực đại của hàm số f(x).
→ Nói một cách dễ hiểu thì: Đi từ trái qua phải:
+ Nếu f'(x) đổi dấu từ + sang – khi đi qua x0 thì x0 là điểm cực đại.
+ Nếu f'(x) đổi dấu từ – sang + khi đi qua x0 thì x0 là điểm cực tiểu.
* Các bước tìm cực trị của hàm số y = f(x):
Bước 1. Tìm tập xác định của hàm số.
Bước 2. Tính đạo hàm f'(x). Tìm các điểm tại đó đạo hàm f'(x) bằng 0 hoặc đạo hàm không tồn tại.
Bước 3. Lập bảng xét dấu của đạo hàm hoặc bảng biến thiên của hàm số.
Bước 4. Từ bảng xét dấu hoặc bảng biến thiên suy ra các cực trị của hàm số.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Tìm các điểm cực trị của mỗi hàm số sau:
a) y = x3 – 3x2 – 9x + 2;
b) y = x4 – 2x2 + 2.
Lời giải
a) Tập xác định của hàm số là ℝ.
Ta có: y' = 3x2 – 6x – 9;
y' = 0 khi x = –1 hoặc x = 3.
Bảng biến thiên của hàm số như sau:
Từ bảng biến thiên, ta thấy hàm số đã cho đạt cực đại tại điểm x = –1; đạt cực tiểu tại điểm x = 3.
b) Tập xác định của hàm số là ℝ.
Ta có: y' = 4x3 – 4x;
y' = 0 khi x = – 1 hoặc x = 0 hoặc x = 1.
Bảng biến thiên của hàm số như sau:
Từ bảng biến thiên, ta thấy hàm số đã cho đạt cực đại tại điểm x = 0; đạt cực tiểu tại các điểm x = –1 và x = 1.
Ví dụ 2. Tìm cực trị của các hàm số sau:
a) y = ;
b) y = .
Lời giải
a) Tập xác định của hàm số là ℝ \ {1}.
Ta có y' = < 0, với mọi x ≠ 1.
Bảng biến thiên của hàm số như sau:
Từ bảng biến thiên suy ra hàm số không có cực trị.
b) Tập xác định của hàm số là ℝ \ {2}.
Ta có y' = ;
y' = 0 khi x = –1 hoặc x = 5.
Bảng biến thiên của hàm số như sau:
Từ bảng biến thiên, ta có:
Hàm số đạt cực đại tại x = –1 và yCĐ = y(–1) = –4.
Hàm số đạt cực tiểu tại x = 5 và yCT = y(5) = 8.
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Tìm các điểm cực trị của mỗi hàm số sau:
a) y = x3 – 6x2 + 9x – 2;
b) y = x4 + 2x2 – 2;
c) y = .
Bài 2. Tìm cực trị của mỗi hàm số sau:
a) y = x4 – 4x2 + 1;
b) y = x3 +2x2 + 5x - 2;
c) y = sin x + cos x.
Bài 3. Tìm điểm cực trị của mỗi hàm số sau:
a) y = x.e2x;
b) y = x3.ln x.
Bài 4. Trong 6 giây đầu tiên, một chất điểm chuyển động theo phương trình
s(t) = t3 – 5t2 + 7t + 1,
trong đó t tính bằng giây và s tính bằng mét. Trong khoảng thời gian nào của 6 giây đầu tiên thì vận tốc tức thời của chất điểm tăng lên?
Xem thêm các Công thức Toán lớp 12 quan trọng hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)