Top 20 Đề thi Địa Lí 12 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)

Trọn bộ 20 đề thi Địa Lí 12 Giữa kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Địa Lí 12.

Top 20 Đề thi Địa Lí 12 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 Địa 12 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Địa 12 CTST Xem thử Đề thi GK1 Địa 12 CD

Chỉ từ 100k mua trọn bộ đề thi Địa Lí 12 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Xem thử Đề thi GK1 Địa 12 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Địa 12 CTST Xem thử Đề thi GK1 Địa 12 CD

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Điểm cực Nam phần đất liền nước ta thuộc tỉnh/thành nào sau đây?

A. Long An.

B. Kiên Giang.

C. Cà Mau.

D. An Giang.

Câu 2. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh phổ biến ở nước ta là

A. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

B. ngập mặn ven biển phát triển trên đất phèn.

C. rừng gió mùa lá rộng thường xanh trên đá vôi.

D. rừng thưa khô rụng lá, xavan trên đất badan.

Câu 3. Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam có đặc trưng nào sau đây?

A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Cận xích đạo gió mùa.

C. Cận nhiệt đới hải dương.

D. Nhiệt đới lục địa khô.

Câu 4. Do nước ta nằm kề với Biển Đông và lãnh thổ hẹp ngang nên

A. luôn nhận được những đợt gió mùa đầu tiên từ phương Bắc xuống.

B. ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới.

C. chịu tác động mạnh của các khối khí lạnh từ cực thổi về.

D. có khí hậu khác biệt so với các nước cùng vĩ độ.

Câu 5 Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình

A. dưới 500 - 600m.

B. dưới 600 - 700m.    

C. dưới 700 - 800m.

D. dưới 800 - 900m.

Câu 6. Dân số nước ta hiện nay

A. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới.

B. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 7 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới.

C. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 16 trên thế giới.

D. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 7 ở châu Á và thứ 16 trên thế giới.

Câu 7. Kiểu thời tiết lạnh khô, ít mưa xuất hiện ở miền Bắc nước ta vào nửa đầu mùa đông nước ta là do

A. gió mùa Đông Bắc bị biến tính nhiều hơn khi đi qua vùng biển.

B. gió mùa Đông Bắc ít bị biến tính khi đi qua lục địa Á - Âu.

C. gió mùa Đông Bắc đã chấm dứt thời gian hoạt động.

D. ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam mạnh dần lên.

Câu 8. Việc mất cân bằng sinh thái ở nước ta có biểu hiện nào sau đây?

A. Nguồn nước bị ô nhiễm.

B. Bão lụt, hạn hán gia tăng.

C. Khoáng sản dần cạn kiệt.

D. Đất bạc màu và ô nhiễm.

Câu 9. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn không có sự thay đổi theo hướng nào sau đây?

A. Tỉ trọng lao động ở thành thị tăng.

B. Tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm.

C. Tỉ trọng nông thôn giảm, thành thị tăng.

D. Tỉ trọng nông thôn tăng, thành thị giảm.

Câu 10. Lãnh thổ nước ta trải dài

A. Gần 17º vĩ.

B. Gần 15º vĩ.

C. Gần 16º vĩ.

D. Gần 18º vĩ.

Câu 11. Các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hướng chủ yếu nào sau đây?

A. Tây bắc - đông nam.

B. Tây nam - đông bắc.

C. Vòng cung.

D. Bắc - nam.

Câu 12. Để tăng khả năng tạo việc làm mới cho thanh niên các thành phố, thị xã, biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là

A. đa dạng hóa các loại hình đào tạo cho lao động.

B. đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề.

C. phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ quy mô nhỏ.

D. đẩy mạnh chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Câu 13. Giải pháp nào sau đây không đúng để sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật?

A. Tăng cường trồng rừng sản xuất và đóng cửa rừng phòng hộ.

B. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện.

C. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân.

D. Ngăn chặn và xử lí nghiêm việc săn bắt động vật hoang dã.

Câu 14. Ở khu vực Đông Nam Á, nước ta có dân số đông thứ 3 đứng sau các quốc gia nào sau đây?

A. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

B. Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin.

C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

D. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.

Câu 15. Nguyên nhân chính nào sau đây khiến cho vùng Tây Nguyên và khu vực Nam Bộ nước ta có mùa khô kéo dài?

A. Gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động chiếm ưu thế.

B. Gió mùa Đông Bắc từ áp cao Xi-bia hoạt động chiếm ưu thế.

C. Gió mùa Tây Nam từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam chiếm ưu thế.

D. Gió mùa Tây Nam từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương chiếm ưu thế.

Câu 16. Hiện nay, đô thị nào sau đây ở nước ta có diện tích lớn nhất?

A. Hà Nội.

B. TP Hồ Chí Minh.

C. Hải Phòng.

D. Đà Nẵng.

Câu 17. Hệ thống đô thị của Việt Nam hiện nay được chia thành

A. 3 loại.

B. 4 loại.

C. 5 loại.

D. 6 loại.

Câu 18. Sự phân hoá thiên nhiên nước ta theo chiều bắc – nam chủ yếu là do

A. lãnh thổ kéo dài và gió mùa.

B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. vị trí kết hợp với địa hình.

D. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.

Câu 19. Ô nhiễm không khí xảy ra chủ yếu ở khu vực nào sau đây ở nước ta?

A. Khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển.

B. Khu vực đô thị có hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển.

C. Khu vực miền núi, trung du có trồng nhiều cây công nghiệp.

D. Khu vực đồng bằng có trồng nhiều cây lương thực, thực phẩm.

Câu 20. Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở khu vực nông thôn do

A. ngành nông nghiệp phát triển nhất.

B. điều kiện sống ở nông thôn khá cao.

C. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.

D. dân cư di dân nhiều về nông thôn.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ đã tạo cho thiên nhiên của nước ta có sự phân hóa đa dạng, khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng,.. hình thành các miền địa lí tự nhiên khác nhau.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 8)

a) Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ tạo nên sự đa dạng cho thiên nhiên nước ta.

b) Giữa miền Bắc và miền Nam không có sự khác biệt về tự nhiên.

c) Thiên nhiên Việt Nam không có sự khác nhau giữa miền núi với đồng bằng.

d) Việt Nam hình thành các miền địa lí tự nhiên khác nhau.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dưới 25 °C; lượng mưa và độ ẩm tăng lên. Các nhóm đất: Từ độ cao 600 – 700 m đến 1 600 − 1 700 m hình thành đất fe-ra-lit có mùn với đặc tính chua, tầng đất mỏng. Từ độ cao trên 1 600 − 1 700 m xuất hiện đất mùn. Các kiểu thảm thực vật: Từ độ cao 600 – 700 m đến 1 600 – 1 700 m hình thành hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt phương Bắc, có lông dày như gấu, sóc,... Từ độ cao trên 1 600 m – 1 700 m, thực vật chậm phát triển, thành phần loài đơn giản, thường có rêu, địa y trên thân và cành cây. Trong rừng xuất hiện các loài cây ôn đới như: sa mu, pơ mu và các loài chim di cư thuộc khu hệ Hi-ma-lay-a.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 16 - 17)

a) Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi.

b) Đoạn thông tin trên nhắc đến đặc điểm của đai nhiệt đới gió mùa trên núi.

c) Biểu hiện của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi là: nhiệt độ cao, đất feralit đỏ vàng và nâu đỏ, sinh vật nhiệt đới đa dạng.

d) Sinh vật phổ biến là các loài cận nhiệt, xen kẽ một số loài nhiệt đới.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ngày càng gia tăng đang là vấn để cấp bách ở nước ta hiện nay. Giai đoạn 2016 - 2021, chất lượng không khí tại các đô thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... ngày càng suy giảm. Nồng độ bụi, khí CO, ở các đô thị, khu công nghiệp vượt quá nhiều lần so với quy chuẩn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn diễn ra khá nghiêm trọng ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu dân cư, các trục giao thông chính. Tình trạng không khí tại các làng nghề, khu vực nông thôn đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ. Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu đến từ hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 26)

a) Ô nhiễm không khí thường xảy ra ở các đô thị lớn do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng mà không đi đôi với việc bảo vệ môi trường.

b) Sự bùng nổ về phương tiện giao thông cơ giới gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, thải ra nhiều khí bụi độc hại (NO,CO),… là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn.

c) Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí là từ hoạt động nông nghiệp.

d) Ô nhiễm không khí chưa phải vấn để cấp bách ở nước ta hiện nay.

Câu 4. Quan sát biểu đồ và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

Biểu đồ cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta

năm 2010 và năm 2021 (Đơn vị: %)

6 Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 12 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2016, 2022)

a) Trong năm 2010 và năm 2021, lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỉ trọng cao thứ hai.

b) Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực làm thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta.

c) Từ năm 2010 đến năm 2021, tỉ trọng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng tăng.

d) Trong năm 2010 và năm 2021, lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước đều có tỉ trọng đứng đầu bởi vì chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển của Nhà nước.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2.

Câu 1. Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình tháng tại Lai Châu năm 2021

(Đơn vị: °C)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lai Châu

12.6

17

20.2

21.8

24.5

24.1

23.9

24

23.3

20.4

17

14.2

(Nguồn: gso.gov.vn)

a) Tính nhiệt độ trung bình năm của Lai Châu (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của °C).

b) Tính biên độ nhiệt của Lai Châu năm 2021.

Câu 2. Cho bảng số liệu:

Cơ cấu dân số phân theo khu vực thành thị và nông thôn ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021

(Đơn vị: %).

6 Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 12 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2022)

Biết tổng số dân nước ta năm 2021 là 98,5 triệu người:

a) Tính số dân khu vực thành thị năm 2021 (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

b) Tính số dân khu vực nông thôn năm 2021 (làm tròn đến hàng đơn vị).

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102° 09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh

A. Điện Biên.

B. Lai Châu.

C. Sơn La.

D. Hòa Bình.

Câu 2. Gió mùa Đông Bắc ở nước ta xuất phát từ

A. áp cao Nam Ấn Độ Dương.

B. trung tâm áp cao Xi-bia.

C. trung tâm áp cao A-xô-rát.

D. trung tâm áp cao Ha-oai.

Câu 3. Phần lãnh thổ phía Nam nước ta có tính chất khí hậu nào sau đây?

A. Xích đạo nóng ẩm.

B. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Cận xích đạo gió mùa.

D. Cận nhiệt đới gió mùa.

Câu 4. Nguồn lực nào sau đây tạo điều kiện để nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới?

A. Dân số đông và trẻ.

B. Chính sách đổi mới.

C. Tài nguyên giàu có.

D. Vị trí địa thuận lợi.

Câu 5. Vùng biển miền Trung không phải là nơi

A. đường bờ biển khúc khuỷu.

B. có thềm lục địa thu hẹp.

C. nhiều bãi triều thấp phẳng.

D. phổ biến cồn cát, đầm phá.

Câu 6. Cơ cấu dân số nước ta hiện nay có xu hướng

A. gia tăng tỉ lệ nữ giới.

B. giảm tỉ trọng trẻ em.

C. tăng số lượng dân tộc.

D. giảm tỉ trọng người già.

Câu 7. Trong mùa hạ, hoạt động của nhân tố nào sau đây có khả năng gây mưa cho cả hai miền Bắc và Nam?

A. Dải hội tụ nhiệt đới.

B. Áp thấp nhiệt đới.

C. Tín phong bán cầu Bắc.

D. Gió phơn Tây Nam.

Câu 8. Biểu hiện nào sau đây không đúng với suy giảm tài nguyên nước ở nước ta?

A. Nhu cầu sử dụng nước giảm.

B. Nhiều nơi thiếu nước ngọt.

C. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm.

D. Nguồn nước ngầm bị hạ thấp.

Câu 9. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

A. Giảm khu vực I và II, tăng khu vực III.

B. Tăng khu vực I, giảm khu vực II và III.

C. Tăng khu vực I và II, giảm khu vực III.

D. Giảm khu vực I, tăng khu vực II và III.

Câu 10. Tổng diện tích vùng đất của nước ta là:

A. 331 211 km².

B. 331 212 km².

C. 331 213 km².

D. 331 214 km².

Câu 11 Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là

A. Đới rừng xích đạo gió mùa.

B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa.

C. Rừng nhiệt đới thường xanh.

D. Đới rừng lá kim và hỗn hợp.

Câu 12. Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là

A. xây dựng khu công nghiệp và khu chế xuất.

B. phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước.

C. tăng cường cho hợp tác quốc tế về lao động.

D. đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Câu 13. Khi diện tích rừng tự nhiên giảm sẽ làm cho

A. số lượng loài tăng lên.

B. số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng giảm.

C. đa dạng sinh học giảm.

D. các nguồn gen quý hiếm sẽ không còn nữa.

Câu 14. Đặc điểm nào sau đây đúng với dân số nước ta hiện nay?

A. Cơ cấu tuổi đang thay đổi.

B. Cơ cấu tuổi thuộc loại già.

C. Cơ cấu giới tính cân bằng.

D. Quy mô đứng đầu châu Á

Câu 15. Đặc điểm nào sau đây đúng về dân thành thị nước ta hiện nay?

A. Tỉ lệ cao hơn dân nông thôn.

B. Số lượng tăng qua các năm.

C. Phân bố đều giữa các vùng.

D. Quy mô lớn hơn nông thôn.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây đúng với mạng lưới đô thị nước ta hiện nay?

A. Chủ yếu có quy mô rất lớn.

B. Chỉ tập trung ở đồng bằng.

C. Phân bố rộng khắp các vùng.

D. Phần lớn là đô thị đặc biệt.

Câu 17. Nguyên nhân nào sau đây làm cho quá trình phong hoá ở nước nhanh, tạo nên vỏ phong hoá vụn bở rất dày, dễ thấm nước?     

A. Nhiệt độ và độ ẩm thấp.

B. Nhiệt độ và độ ẩm cao.

C. Số giờ nắng và lượng mưa thấp.

D. Có gió mùa và có lượng mưa cao.

Câu 18. Nguyên nhân chính nào sau đây khiến mùa đông của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ đến muộn và kết thúc sớm hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Do độ cao địa hình cao hơn.

B. Do dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa.

C. Do hướng địa hình tây bắc – đông nam.

D. Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.

Câu 19. Giải pháp để sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở miền núi là

A. Thau chua, rửa mặn và xây dựng các công trình thuỷ lợi.

B. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

C. Tăng cường xây dựng và kiên cố hoá hệ thống đê điều.

D. Thực hiện mô hình nông lâm kết hợp, trồng cây theo băng.

Câu 20. Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá tới nền kinh tế nước ta là

A. thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B. tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

C. lan toả rộng rãi lối sống thành thị tới khu vực nông thôn.

D. tạo ra thị trường có sức mua lớn và mở rộng liên tục.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:

“Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyển bán cầu Bắc, trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa châu Á nên thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Tác động của các khối không khí di chuyển qua biển, kết hợp với vai trò là nguồn dự trữ nhiệt và ẩm dối dào của Biển Đông dã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 9)

a) Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

b) Thiên nhiên nước ta nhận được nguồn dự trữ nhiệt, ẩm dồi dào.

c) Thiên nhiên nước ta ít chịu ảnh hưởng của biển Đông.

d) Thiên nhiên nước ta thuận lợi cho sinh vật phát triển quanh năm.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây:

“Lãnh thổ Việt Nam tuy diện tích không rộng nhưng thiên nhiên lại rất đa dạng và có sự phân hoá phức tạp. Thiên nhiên thay đổi theo không gian ba chiều: từ Bắc vào Nam, từ đông sang tây và từ thấp lên cao, đã hình thành nên nhiều khu vực tự nhiên ở các cấp phân vị khác nhau.”

(Nguồn: Giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam 2 (Phần Khu vực),
NXB Đại học Sư phạm, 2024, tr.7)

a) Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao.

b) Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo vĩ độ.

c) Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo kinh độ.

d) Sự phân hoá thiên nhiên ở nước ta chỉ theo quy luật địa đới.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d) sau đây.

“Giai đoạn 2011 – 2020, ô nhiễm môi trường không khi tiếp tục là một trong những vấn đề nóng và đặt ra nhiều thách thức. Ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là ô nhiễm bụi tại các thành phố, đô thị lớn, các khu vực công nghiệp. [...] Kết quả quan trắc định kì qua các năm cho thấy, chất lượng không khi có sự phân hóa theo vùng, miền và theo quy luật mùa trong năm.”

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể quốc gia
 thời kì 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tr.338)

a) Ô nhiễm không khí chủ yếu diễn ra tại các vùng nông thôn.

b) Nguyên nhân gây ô nhiễm hoàn toàn do hoạt động nông nghiệp.

c) Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến đời sống con người.

d) Ô nhiễm không khí không giống nhau giữa các vùng miền.                                          

Câu 4. Dựa vào bảng số liệu, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây:

Dân số và lực lượng lao động ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021

6 Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, 2022)

a) Tỉ lệ lao động trong tổng số dân của nước ta luôn chiếm dưới 50 %.

b) Tỉ lệ lao động trong tổng số dân của nước ta giảm liên tục.

c) Giai đoạn 2010 – 2021, lực lượng lao động có tốc độ tăng chậm hơn dân số.

d) Tỉ lệ lao động trong tổng số dân bị ảnh hưởng mạnh bởi cơ cấu tuổi của dân số.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2.

Câu 1. Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2022 của Nha Trang

(Đơn vị: 0C)

Tháng

1

2

3

4

5

6

Nha Trang

25,1

25,3

26,8

27,1

28,7

29,4

Tháng

7

8

9

10

11

12

Nha Trang

28,9

28,6

28,4

26,8

26,7

24,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)

a) Tính nhiệt độ trung bình năm của Nha Trang năm 2021 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của °C).

b) Tính biên độ dao động nhiệt của Nha Trang năm 2021.

Câu 2. Biết năm 2021 ở nước ta, dân số nam là 49 092 700 người, dân số nữ là 49 411 700 người.

a) Tính tỉ lệ giới tính nam của nước ta năm 2021 (đơn vị tính: %, làm tròn kết quả đến một chữ số của phần thập phân).

b) Tính tỉ lệ giới tính nữ của nước ta năm 2021 (đơn vị tính: %, làm tròn kết quả đến một chữ số của phần thập phân).

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm

A. vùng núi, đồng bằng, vùng biển.

B. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.

C. vùng núi cao, núi thấp, ven biển.

D. vùng đất, vùng trời, vùng biển.

Câu 2. Địa điểm nào trên đất liền ở nước ta có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhau nhất?

A. Điểm cực Bắc.

B. Điểm cực Nam.

C. Điểm cực Đông.

D. Điểm cực Tây.

Câu 3. Khoáng sản nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A. than đá, sắt, kẽm, thiếc.

B. đá vôi, dầu mỏ, kẽm, chì.

C. dầu khí, bô-xit, titan, sắt.

D. thiếc, apatit, chì, dầu khí.

Câu 4. Vị trí nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa điển hình ở châu Á nên

A. 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, 1/4 diện tích lãnh thổ là đồng bằng.

B. luôn là nơi đầu tiên đón các đợt gió mùa về ở khu vực Đông Nam Á.

C. có sự phân mùa của khí hậu, các thành phần và cảnh quan tự nhiên.

D. quanh năm chỉ có gió mùa đông hoạt động.

Câu 5. Thiên nhiên nước ta không có đai cao nào dưới đây?

A. Đai cận nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

C. Đai nhiệt đới gió mùa.

D. Đai ôn đới gió mùa trên núi.

Câu 6. Trong các năm gần đây, dân số vùng nào dưới đây có biến động cơ học lớn nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải miền Trung.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7. Vào giữa và cuối mùa hạ, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành gió

A. Đông bắc.

B. Đông nam.

C. Tây bắc.

D. Tây nam.

Câu 8. Trong ô nhiễm môi trường, đáng chú ý nhất là ô nhiễm môi trường nào sau đây?

A. Không khí, nước.

B. Không khí và đất.

C. Đất, nước, tiếng ồn.

D. Nước và tiếng ồn.

Câu 9. Ở nước ta, tỉ lệ thất nghiệp phổ biến nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Đồng bằng.

B. Nông thôn.

C. Thành thị.

D. Miền núi.

Câu 10. Trên đất liền, nước ta không có chung biên giới với quốc gia nào sau đây?

A. Lào.

B. Thái Lan.

C. Trung Quốc.

D. Cam-pu-chia.

Câu 11. Ở miền Nam đai cận nhiệt gió mùa trên núi có giới hạn nào sau đây?

A. Từ 700-1000m lên 2600m.

B. Từ 600-900m lên 2600m.

C. Từ 900-1200m lên 2600m.

D. Từ 800-1100m lên 2600m.

Câu 12. Nguyên nhân nào làm cho dân cư nông thôn chuyển cư tạm thời ra thành thị?

A. Diện tích đất nông nghiệp giảm.

B. Lối sống ở nông thôn đơn điệu.

C. Nâng cao chất lượng cuộc sống.

D. Tận dụng thời gian nông nhàn.

Câu 13. Ý nghĩa quan trọng nhất của hệ sinh thái rừng là

A. cân bằng sinh thái.

B. cung cấp gỗ, củi.

C. cung cấp dược liệu.

D. tài nguyên du lịch.

Câu 14. Dân tộc nào chiếm phần lớn ở Việt Nam?

A. Thái.

B. Mông.

C. Tày.

D. Kinh.

Câu 15. Đất feralit có màu đỏ vàng là do

A. ảnh hưởng trực tiếp từ Mặt Trời.

B. đất hình thành trên đá mẹ ba-dan.

C. lượng phù sa có trong đất nhiều.

D. sự tích tụ nhiều oxit sắt và nhôm.

Câu 16. Vùng nào sau đây ở nước ta có số lượng đô thị nhiều nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 17. Các đô thị trực thuộc Trung ương ở nước ta là

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Hải Phòng, Đà nẵng.

B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Cần Thơ.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn.

Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có mùa đông lạnh ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta?

A. Biên độ nhiệt độ trong năm lớn, phổ biến trên 10 °C.

B. Tổng số giờ nắng ít, thường dưới 2 000 giờ.

C. Có hai mùa là mùa đông và mùa hạ.

D. Nhiệt độ trung bình năm trên 25 °C.

Câu 19. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ngọt trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là do

A. nước thải công nghiệp và đô thị.

B. chất thải của hoạt động du lịch.

C. chất thải sinh hoạt các khu dân cư.

D. hóa chất dư thừa từ nông nghiệp.

Câu 20. Giải pháp chủ yếu và lâu dài nhằm giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị là

A. phát triển và mở rộng hệ mạng lưới đô thị ra các vùng ven đô thị.

B. giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn, tăng tỉ lệ sinh ở thành thị.

C. kiểm soát việc nhập hộ khẩu từ người dân nông thôn về thành phố.

D. phát triển kinh tế nông thôn, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á - nơi có các tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về văn hóa và là nơi có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới; Lãnh thổ nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á và gió Mậu dịch (Tín phong); Gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nằm trên đường di cư của nhiều loài sinh vật từ các khu hệ sinh vật khác nhau; Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai trên thế giới như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán,.. và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 4)

a) Vị trí địa lí của nước ta đem lại nhiều thuận lợi cho thiên nhiên nước ta.

b) Với nguồn tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú cho phép nước ta phát triển đa dạng hàng hóa.

c) Vị trí địa lí của nước ta gây trở ngại cho quá trình giao lưu, hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế.

d) Việt Nam nằm ở khu vực nhận được lượng bức xạ cao, có khí hậu phân hóa theo mùa.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Phần lãnh thổ phía Bắc có khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu và đất ở các khu vực mà có các hệ sinh thái rừng khác nhau.

Phần lãnh thổ phía Nam có khí hậu mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa. Khí hậu phân thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 17)

a) Đoạn thông tin trên nhắc đến nội dung của thiên nhiên phân hoá theo chiều tây - đông.

b) Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là đặc trưng miền Nam và khí hậu cận xích đạo gió mùa là đặc trưng của miền Bắc.

c) Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc – nam là do địa hình trải dài trên nhiều vĩ tuyến và ảnh hưởng của gió mùa.

d) Hệ sinh thái của miền Bắc ít phong phú và đa dạng chủng loại hơn miền Nam.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Năm 2021, tổng diện tích đất tự nhiên nước ta là hơn 33,1 triệu ha, trong đó 84,5% là đất nông nghiệp, 11,9% là đất phi nông nghiệp và 3,6% là đất chưa sử dụng. Diện tích đất canh tác ở nước ta đang bị thoái hoá ở nhiều nơi, biểu hiện cụ thể như suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở và bị ô nhiễm. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên đất do tác động của sản xuất và sinh hoạt như: nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, việc lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,... làm cho đất bị thoái hoá, ô nhiễm. Thiên tai và biến đổi khí hậu cũng gây suy giảm tài nguyên đất.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 28)

a) Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên nước ta (năm 2021).

b) Suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở,…là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm tài nguyên đất.

c) Vấn đề sử dụng và khai thác hợp lí tài nguyên đất là vấn đề đáng quan tâm ở nước ta.

d) Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ô nhiễm và suy thoái nguồn tài nguyên đất là do con người.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp,... Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu phát triển kinh tế, y tế, văn hoá, giáo dục – đào tạo. Tuy nhiên, so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lao động nước ta còn hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn kĩ thuật và tác phong lao động công nghiệp. Chất lượng lao động có sự phân hoá theo vùng. Lao động Việt Nam năng động, dễ dàng tiếp thu khoa học – công nghệ hiện đại trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và hội nhập với quốc tế.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 37)

a) Lao động nước ta kinh nghiệm dày dặn trong sản xuất công nghiệp.

b) Một trong những nguyên nhân làm chất lượng lao động ngày càng được nâng lên là nhờ những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật.

c) Những hạn chế của chất lượng lao động nước ta là thể lực, trình độ chuyên môn kĩ thuật và tác phong lao động công nghiệp.

d) Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, lao động nước ta chưa thể hiện được sự năng động, tiếp thu nhanh các tiến bộ của khoa học – kĩ thuật.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2.

Câu 1. Cho bảng số liệu:

Lượng mưa và khả năng bốc hơi tại một số tỉnh ở nước ta (mm).

Địa điểm

Lượng mưa

Khả năng bốc hơi

Hà Nội

1676

989

Huế

2868

1000

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 - NXB Giáo dục, trang 44)

a) Lượng mưa của tỉnh cao nhất hơn tỉnh thấp nhất bao nhiêu mm?

b) Trị số cân bằng ẩm của tỉnh cao nhất hơn tỉnh thấp nhất bao nhiêu mm?

Câu 2. Cho biểu đồ:

6 Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 12 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2022)

a) Từ năm 1979 đến năm 2021, trung bình mỗi năm nước ta tăng thêm bao nhiêu triệu người? (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

b) Từ năm 2009 đến năm 2019, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta tăng bao nhiêu %?

Xem thử Đề thi GK1 Địa 12 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Địa 12 CTST Xem thử Đề thi GK1 Địa 12 CD




Lưu trữ: Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 12 (sách cũ)

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên