Top 100 Đề thi Công nghệ 12 Cánh diều (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Công nghệ 12 Cánh diều Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 12 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Công nghệ 12.

Đề thi Công nghệ 12 Cánh diều (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 Công nghệ 12

Chỉ từ 100k mua trọn bộ đề thi Công nghệ 12 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Công nghệ 12 Giữa kì 1 Cánh diều

Đề thi Công nghệ 12 Học kì 1 Cánh diều

Đề thi Công nghệ 12 Giữa kì 2 Cánh diều

Đề thi Công nghệ 12 Học kì 2 Cánh diều

Xem thêm Đề thi Công nghệ 12 cả ba sách:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Công nghệ 12

(Công nghệ điện – điện tử)

Thời gian làm bài: phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (24 câu - 6,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Kĩ thuật điện liên quan đến

A. nghiên cứu công nghệ điện

B. nghiên cứu điện tử

C. ứng dụng công nghệ điện

D. nghiên cứu và ứng dụng công nghệ điện, điện tử

Câu 2. Kĩ thuật điện ứng dụng công nghệ điện vào

A. sản xuất điện

B. truyền tải điện

C. phân phối điện

D. sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng

Câu 3. Thiết kế điện ứng dụng kiến thức về toán, vật lí, kĩ thuật cơ khí và kĩ thuật điện để

A. Lựa chọn vật liệu

B. Tính toán kích thước

C. Tính toán thông số của thiết bị

D. Lựa chọn vật liệu, tính toán kích thước, thông số của thiết bị điện.

Câu 4. Người thực hiện công việc thiết kế điện là:

A. Kĩ sư điện

B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện

C. Kĩ sư điện, kĩ thuật viên kĩ thuật điện

D. Thợ điện

Câu 5. Đặc điểm của các cuộn dây ở phần tĩnh máy phát điện là:

A. Cùng kích thước

B. Khác kích thước

C. Khác số vòng

D. Đặt lệch nhau 30 độ trong không gian

Câu 6. Mạch đối xứng khi

A. Nguồn đối xứng

B. Đường dây đối xứng

C. Tải đối xứng

D. Nguồn, đường dây và tải đều đối xứng

Câu 7. Vai trò của tải điện:

A. sản xuất ra điện năng từ các dạng năng lượng khác nhau.

B. truyền tải điện năng từ các nhà máy điện đến các tải điện trong hệ thống điện quốc gia.

C. biến điện năng thành các dạng năng lượng khác nhau để phục vụ cho sản xuất và đời sống.

D. biến các dạng năng lượng khác nhau thành điện năng để phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Câu 8. Đây là nhà máy điện gì?

Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 12 Cánh diều Điện Điện tử (có đáp án)

A. Nhà máy thủy điện

B. Nhà máy nhiệt điện

C. Nhà máy điện gió

D. Nhà máy điện mặt trời

Câu 9. Hạn chế của phương pháp sản xuất điện năng từ năng lượng hạt nhân là:

A. Chi phí đầu tư lớn

B. Chi phí xây dựng lớn

C. Chất thải hạt nhân ảnh hưởng tới con người

D. Chi phí đầu tư, xây dựng lớn; chất thải hạt nhân ảnh hưởng tới con người.

Câu 10. Ưu điểm của phương pháp sản xuất điện năng từ năng lượng gió

A. Năng lượng sạch

B. Năng lượng tái tạo

C. Nguồn năng lượng vô tận

D. Năng lượng sạch, tái tạo, vô tận

Câu 11. Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ có công suất tiêu thụ

A. vài chục kW

B. vài kW

C. vài trăm kW

D. vài chục đến vài trăm kW

Câu 12. Điện áp cấp cho mạng điện sản xuất quy mô nhỏ là điện áp nào?

A. Điện hạ áp ba pha

B. Điện hạ áp một pha

C. Điện tăng áp ba pha

D. Điện tăng áp một pha

Câu 13. Kĩ thuật điện có vai trò trong

A. Đời sống

B. Sản xuất

C. Đời sống và sản xuất

D. Các lĩnh vực, trừ sản xuất

Câu 14. Vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất là

A. Cung cấp điện năng cho sản xuất

B. Cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị điện trong gia đình.

C. Nâng cao chất lượng cuộc sống sinh hoạt trong gia đình.

D. Cung cấp điện năng cho sản xuất, năng lượng điện cho các thiết bị điện trong gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống sinh hoạt trong gia đình.

Câu 15. Sản xuất, chế tạo thiết bị điện

A. Là quá trình tạo ra sản phẩm từ hồ sơ thiết kế điện.

B. Là kết nối các thiết bị rời rạc thành một sản phẩm điện hoàn chỉnh.

C. Là những thao tác đóng cắt, điều chỉnh đúng quy trình các thiết bị điện và hệ thống điện.

D. Là thực hiện định kì hoặc khi có sự cố trong hệ thống điện.

Câu 16. Lắp đặt điện:

A. Là quá trình tạo ra sản phẩm từ hồ sơ thiết kế điện.

B. Là kết nối các thiết bị rời rạc thành một sản phẩm điện hoàn chỉnh.

C. Là những thao tác đóng cắt, điều chỉnh đúng quy trình các thiết bị điện và hệ thống điện.

D. Là thực hiện định kì hoặc khi có sự cố trong hệ thống điện.

Câu 17. Dòng điện dây

A. là dòng điện hiệu dụng trên các dây pha.

B. là điện áp hiệu dụng giữa hai dây pha.

C. là điện áp hiệu dụng trên các tải điện mỗi pha.

D. là dòng điện hiệu dụng chạy qua các tải điện mỗi pha.

Câu 18. Dòng điện pha

A. là dòng điện hiệu dụng trên các dây pha.

B. là điện áp hiệu dụng giữa hai dây pha.

C. là điện áp hiệu dụng trên các tải điện mỗi pha.

D. là dòng điện hiệu dụng chạy qua các tải điện mỗi pha.

Câu 19. Lưới điện phân phối chuyển đổi điện áp

A. Từ 110 V xuống 0,4 V

B. Từ 110 kV xuống 0,4 kV

C. Từ 0,4 kV xuống 110 V

D. Từ 0,4 kV lên 110 kV

Câu 20. Tải điện trong sản xuất?

A. Tải điện một pha

B. Tải điện ba pha

C. Công suất biến động theo giờ

D. Công suất biến động theo mùa

Câu 21. Có mấy phương pháp sản xuất điện năng được giới thiệu trong bài?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 22. Ưu điểm của phương pháp sản xuất điện năng từ thủy năng

A. Công suất phát điện lớn

B. Chi phí đầu tư thấp

C. Chi phí truyền tải thấp

D. Thời gian xây dựng dài

Câu 23. Tải điện của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ phân bố

A. phân tán

B. tập trung

C. rời rạc

D. phân tán hoặc tập trung

Câu 24. Tải điện của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ được chia làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4 câu - 4,0 điểm)

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, chọn đúng hoặc sai

Câu 1. Triển vọng phát triển của kĩ thuật điện trong sản xuất

a) Phát triển lưới điện thông minh

b) Thiết bị điện mới được điều khiển thông minh gây lãng phí năng lượng.

c) Phát triển nguồn điện tái tạo

d) Vật liệu mới trong kĩ thuật điện giúp tăng hiệu quả và giảm tổn thất trong sản xuất điện năng.

Câu 2. Nghề lắp đặt điện

a) Thực hiện theo kế hoạch cụ thể

b) Chỉ thực hiện trong xưởng

c) Có khi thực hiện ở môi trường khắc nghiệt

d) Thực hiện theo đúng quy trình

Câu 3. Khái niệm mạng điện hạ áp dùng trong sinh hoạt

a) Tải của mạng điện sinh hoạt phân bố tập trung.

b) Ở khu vực miền núi, hải đảo, tải ở xa máy biến áp.

c) Tải điện sinh hoạt công đồng thường là tải ba pha.

d) Tải điện sinh hoạt gia đình có công suất nhỏ.

Câu 4. Triển vọng phát triển của kĩ thuật điện trong đời sống

a) Tiết kiện điện năng

b) Tính an toàn thấp

c) Ứng dụng các thiết bị điện mới trong các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng điện.

d) Động cơ điện có cải thiện về kích thước.

…………………HẾT…………………

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Công nghệ 12

(Công nghệ lâm nghiệp – thủy sản)

Thời gian làm bài: phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (24 câu - 6,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Lâm nghiệp có vai trò đối với

A. đời sống

B. môi trường

C. đời sống và môi trường

D. đáp án khác

Câu 2. Vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống là

A. Cung cấp gỗ cho công nghiệp

B. Cung cấp sản phẩm ngoài gỗ

C. Đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học

D. Cung cấp gỗ cho công nghiệp, cung cấp sản phẩm ngoài gỗ, đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học

Câu 3. Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về rừng là

A. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

B. Bộ tài chính

C. Bộ tài nguyên và môi trường

D. Bộ giáo dục

Câu 4. Nội dung chính trong hoạt động bảo vệ rừng là:

A. Chống tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên rừng.

B. Chống tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên rừng, chống sâu hại rừng.

C. Chống tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên rừng, chống sâu hại rừng, chống bệnh hại rừng.

D. Chống tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên rừng, chống sâu hại rừng, chống bệnh hại rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

Câu 5. Khu vực nào ở nước ta có nhiều diện tích rừng bị chặt phá để trồng cây lương thực, thực phẩm?

A. Miền núi phía Bắc

B. Tây Nguyên

C. Khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên

D. Khu vực Tây Nam Bộ

Câu 6. Khu vực nào ở nước ta chặt phá rừng nhiều để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản?

A. Vùng núi phía Bắc

B. Tây Nguyên

C. Đông Nam Bộ

D. Bắc Trung Bộ

Câu 7. Giai đoạn thành thục

A. Trước khi cây ra hoa, kết quả

B. Bắt đầu cây ra hoa, kết quả

C. Khi cây rừng ra hoa, kết quả nhiều

D. Khi khả năng ra hoa, kết quả giảm nhiều

Câu 8. Giai đoạn gần thành thục

A. Bộ rễ chưa có

B. Cây sinh trưởng mạnh về chiều cao

C. Chiều cao tăng dần và đạt kích cỡ cực đại

D. Cây già cỗi

Câu 9. Có mấy phương thức gieo hạt thẳng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10. Trong năm đầu trồng rừng, tỉ lệ cây sống bao nhiêu phần trăm thì tiến hành trồng dặm?

A. 70%

B. 80%

C. 85%

D. 90%

Câu 11. Bảo vệ rừng là nhiệm vụ của ai?

A. Chủ rừng

B. Toàn dân

C. Các cấp quản lí

D. Chủ rừng, toàn dân, các cấp quản lí

Câu 12. Đâu không phải là ý nghĩa của bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng?

A. Duy trì và nâng cao chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường nước, đất và điều hoà khí hậu,...

B. Bảo tồn đa dạng sinh học.

C. Góp phần tạo việc làm và cải thiện sinh kế vùng nông thôn.

D. Cung cấp gỗ, động vật quý hiếm phục vụ nhu cầu của người dân.

Câu 13. Khai thác gỗ từ rừng phục vụ

A. xây dựng

B. giao thông

C. nội thất

D. xây dựng, giao thông, nội thất

Câu 14. Trung bình hàng năm, gỗ tròn khai thác để nấu ăn, sưởi ấm chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm?

A. 20%

B. 40%

C. 50%

D. 80%

Câu 15. Sự biến đổi về chất của cây rừng

A. Khả năng ra hoa

B. Khả năng kết quả

C. Khả năng ra hoa, kết quả

D. Sự tăng lên về đường kính

Câu 16. Giai đoạn từ khi nảy mầm đến trước khi ra hoa, kết quả là

A. Giai đoạn non

B. Giai đoạn gần thành thục

C. Giai đoạn thành thục

D. Giai đoạn già cỗi

Câu 17. Bước 1 của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu là

A. Tạo hố trồng cây

B. Rạch và xé bỏ vỏ bầu

C. Đặt cây vào hố

D. Lấp đất lần 1

Câu 18. Trồng cây con rễ trần cần đào lỗ trồng có độ rộng là bao nhiêu?

A. 30 cm

B. 40 cm

C. 30 cm hoặc 40 cm

D. 50 cm

Câu 19. Nhiệm vụ của toàn dân

A. Phòng cháy, chữa cháy rừng.

B. Bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

C. Bảo vệ thực vật, động vật rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng.

D. Bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bảo vệ thực vật, động vật rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng.

Câu 20. Nhiệm vụ của các cấp quản lí

A. Bảo tồn đa dạng sinh học rừng.

B. Phòng cháy và chữa cháy rừng.

C. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.

D. Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

Câu 21. Có mấy yêu cầu đối với người lao động của ngành nghề phổ biến tỏng lâm nghiệp?

A. 1

B. 3

C. 5

D. 7

Câu 22. Người làm việc trong ngành nghề thuộc lĩnh vực lâm nghiệp cần

A. Có sức khỏe

B. Chăm chỉ

C. Trách nhiệm

D. Có sức khỏe, chăm chỉ, trách nhiệm.

Câu 23. Đặc điểm của diện tích đất lâm nghiệp

A. Độ dốc thấp

B. Đất giàu dinh dưỡng

C. Địa hình chia cắt phức tạp

D. Gần khu dân cư

Câu 24. Quá trình tái sản xuất tự nhiên

A. Có sự can thiệp của con người

B. Không có sự can thiệp của con người

C. Có sự can thiệp của con người nhưng không nhiều

D. Tùy từng trường hợp mà có thể có hoặc không có sự can thiệp của con người.

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4 câu - 4,0 điểm)

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, chọn đúng hoặc sai

Câu 1. Triển vọng của lâm nghiệp về kinh tế, xã hội

a) Góp phần phát triển kinh tế bền vững.

b) Đóng góp hạn chế vào sự phát triển kinh tế

c) Năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành ngành kinh tế quan trọng.

d) Tạo việc làm

Câu 2. Đặc trưng của sản xuất lâm nghiệp

a) Chu kì sản xuất ngắn

b) Tốc độ quay vòng vốn nhanh

c) Có tính thời vụ

d) Địa bàn sản xuất có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn

Câu 3. Hoạt động cơ bản của lâm nghiệp

a) Chủ rừng thực hiện quản lí rừng bền vững; có trách nhiệm quản lí, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo quy chế.

b) Hoạt động chế biến lâm sản là thế mạnh của chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp.

c) Không trồng lại rừng sau khai thác

d) Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng là chủ thể quản lí rừng

Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu gây suy thoái tài nguyên rừng

a) Khai thác gỗ với cường độ cao.

b) Khai thác gỗ bất hợp pháp

c) Vùng nhiệt đới có tốc độ suy giảm diện tích rừng thấp.

d) Cháy rừng là nguyên nhân mất rừng phổ biến.

…………………HẾT…………………

Tham khảo đề thi Công nghệ 12 các bộ sách có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên