Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (Lý thuyết + Bài tập)

Trọn bộ tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 4.

Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (Lý thuyết + Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Xem thử

Động từ lớp 4 (Lý thuyết, Bài tập)

I. Động từ là gì?

- Khái niệm: Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

- Ví dụ: ăn, tắm, học bài,...

II. Phân loại động từ

1. Động từ chỉ hoạt động

- Khái niệm: Động từ chỉ hoạt động là dạng động từ dùng để chỉ hoạt động của con người hoặc sự vật, hiện tượng.

- Ví dụ: hát, đọc thơ, múa,...

2. Động từ chỉ trạng thái

- Khái niệm: Động từ chỉ trạng thái là loại động từ dùng để tái hiện, gọi tên trạng thái, cảm xúc hay suy nghĩ tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.

- Ví dụ: buồn, yêu, giận,....

- Phân loại động từ chỉ trạng thái:

+ Động từ chỉ trạng thái tồn tại: còn, có, hết,…

Ví dụ: Nhà em chanh.

+ Động từ chỉ trạng thái biến hóa: thành, hoá, trở nên,… (

Ví dụ: Cô ấy ngày càng trở nên xinh đẹp hơn.

+ Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải,…

Ví dụ: Nam được điểm 10.

+ Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua,...

Ví dụ: Cậu ấy kém tôi 1 điểm.

III. Chức năng chính của động từ là gì?

- Khái niệm: Chức năng chính của động từ là làm vị ngữ trong câu và bổ sung ý nghĩa cho danh từ, tính từ khác.

Ví dụ: Bông hoa hồng nở nhanh quá! (động từ làm vị ngữ)

- Ngoài ra động từ còn có thể đảm nhiệm các vai trò khác như chủ ngữ và trạng ngữ.

Ví dụ: Tập yoga giúp chúng ta thêm dẻo dai. (động từ làm chủ ngữ)

- Như vậy, động từ có chức năng rất đa dạng và có thể được sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau nhằm biểu thị được mục đích của người nói.

IV. Lưu ý

- Các động từ có thể được kết hợp với các từ khác để bổ sung ý nghĩa và khiến cho câu văn có tính biểu cảm cao hơn. Tuy nhiên có một số từ mà chỉ có thể kết hợp với động từ chỉ hoạt động nhưng không thể kết hợp với động từ chỉ trạng thái, chẳng hạn như từ “xong”.

Ví dụ: Em đã làm bài tập xong.

- Trong một số trường hợp, nội động từ có thể sử dụng như động từ chỉ trạng thái. Có một số từ có thể kết hợp với trợ từ chỉ mức độ và mang tính chất, ý nghĩa như tính từ. (Ví dụ: Cô ấy là một người rất vui vẻ.)

V. Bài tập về động từ

Bài 1. Em hãy gạch dưới động từ trong mỗi cụm từ sau:

a. trông em

b. tưới rau

c. nấu cơm

d. quét nhà

e. học bài

g. làm bài tập

h. xem truyện

i. gấp quần áo

k. đá cầu

Trả lời:

a. trông em

b. tưới rau

c. nấu cơm

d. quét nhà

e. học bài

g. làm bài tập

h. xem truyện

i. gấp quần áo

k. đá cầu

Bài 2. Tìm các động từ có trong đoạn văn sau:

Rồi đột nhiên, con Dế cụ húc toang vỏ đất mỏng , từ cái ngách bí mật vọt ra. Con Dế ngang bướng nhảy rúc vào đám cỏ. Ong xanh đã đuổi tới nơi. Ong xanh thò cái đuôi dài xanh lè xuống dưới mình Dế, nhắm trúng cổ họng dế mà chích một phát. Con Dế đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ, Ong mới buông Dế ra, rũ bụi, vuốt râu và thở.

Trả lời:

Rồi đột nhiên, con Dế cụ húc toang vỏ đất mỏng , từ cái ngách bí mật vọt ra. Con Dế ngang bướng nhảy rúc vào đám cỏ. Ong xanh đã đuổi tới nơi. Ong xanh thò cái đuôi dài xanh lè xuống dưới mình Dế, nhắm trúng cổ họng dế mà chích một phát. Con Dế đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ, Ong mới buông Dế ra, rũ bụi, vuốt râu và thở.

Bài 3. Tìm các động từ chỉ trạng thái của người trong đoạn thơ sau:

Tuổi con là tuổi ngựa

Nhưng mẹ ơi đừng buồn

Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách bể

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường

(Xuân Quỳnh)

Trả lời:

- Động từ chỉ trạng thái: buồn, nhớ.

Bài 4. Đặt câu với danh từ chỉ trạng thái em tìm được ở BT4.

Trả lời:

- Em đang buồn vì được điểm kém.

- Lan rất nhớ chị.

Bài 5. Viết đoạn văn (4 - 5 câu) theo chủ đề tự chọ, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một danh từ.

Trả lời:

Chim bồ câu thường đứng rỉa lông, lâu lâu lại dụi mỏ vào trong đôi cánh xếp gọn hai bên mình, hai chân nhỏ bé nhưng vô cùng nhanh nhẹn. Đôi chim bồ câu nhà ông nội em không nhát người như những chú bồ câu khác. Chúng thường xán lại mổ những hạt kê trên tay em. Khi chúng xòe cánh bay đi, trong lòng em cảm thấy rất vui và thấy chúng thật đẹp.

- Động từ: mổ, bay.

Xem thử

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học