Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Học kì 1 có đáp án (Lần 2)(3 đề)
Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Học kì 1 có đáp án (Lần 2)(3 đề)
Dưới đây là danh sách Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Học kì 1 có đáp án (Lần 2)(3 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Hóa học 12.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 1
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 1)
Câu 1: Etyl amin có công thức là
A. CH3CH2NH2. B. CH3OH.
C. CH3COOH. D. C6H5NH2.
Câu 2: Các polime: poli etilen; xenlulozơ; tinh bột; nilon-6; nilon-6,6; polibutađien.
Dãy các poli me tổng hợp là
A. poli etilen, xenlulozơ, nilon-6,6.
B. poli etilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6.
C. poli etilen, nilon-6, nilon-6,6, poli butađien.
D. poli etilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6.
Câu 3: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin: anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là
A. 16,825 gam. B. 20,180 gam.
C. 21,123 gam. D. 15,925 gam.
Câu 4: Trùng hợp vinyl xianua (acrilonitrin) thu được chất nào trong các chất sau?
A. Cao su buna-N. B. Tơ nitron (hay olon).
C. Tơ capron. D. Tơ lapsan.
Câu 5: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?
A. Bông. B. Tơ nilon-6,6.
C. Tơ tằm. D. Tơ visco.
Câu 6: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. poli (vinyl clorua).
B. polietilen.
C. poli (metyl metacrylat).
D. nilon-6,6.
Câu 7: Chất nào sau đây không phải trạng thái khí, ở nhiệt độ thường?
A. Trimetylamin. B. Metylamin.
C. Etylamin. D. Anilin.
Câu 8: X là một α-amino axit no, chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,3 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 12,5 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH2CH(NH2)COOH. B. CH3CH(NH2)COOH.
C. CH3CH(NH2)COOH. D. H2NCH2CH2COOH.
Câu 9: Phân tử khối trung bình của poli (vinyl clorua) (PVC) là 75000. Hệ số polime hóa của PVC là
A. 1200. B. 1500.
C.2400. D. 2500.
Câu 10: Amin no, đơn chức, mạch hở X có 53,33% C về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 2 B. 3
C. 1 D. 4
Đáp án & Thang điểm
Câu 1: Đáp án A
Etyl amin: CH3CH2NH2.
Câu 2: Đáp án C
A và B loại vì xenlulozơ là polime thiên nhiên.
D loại vì tinh bột là polime thiên nhiên.
Câu 3: Đáp án A
X + HCl → muối
Bảo toàn khối lượng có:
mmuối = mX + mHCl = 15 + 0,05.36,5 = 16,825 gam.
Câu 4: Đáp án B
Trùng hợp vinyl xianua (acrilonitrin) thu được tơ nitron (tơ olon).
nCH2=CH-CN [-CH2-CH(CN)-]n
Câu 5: Đáp án D
Bông và tơ tằm là tơ thiên nhiên, tơ nilon – 6,6 là tơ tổng hợp.
Câu 6: Đáp án D
Poli (vinyl clorua) được điều chế bằng cách trùng hợp vinyl clorua.
Polietilen được điều chế bằng cách trùng hợp etilen.
Poli (metyl metacrylat) được điều chế bằng cách trùng hợp metyl metacrylat.
Nilon-6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic.
Câu 7: Đáp án D
Có 4 amin là chất khí ở nhiệt độ thường gồm: metylamin: CH3NH2; etylamin: C2H5NH2; đimetylamin: CH3NHCH3 và trimetylamin (CH3)3N.
Câu 8: Đáp án A
Đặt công thức tổng quát của amino axit là H2N – R – COOH
H2N – R – COOH + NaOH → H2N – R – COONa + H2O
1 mol X tham gia phản ứng với NaOH thu được 1 mol muối → mmuối – mX = 22g
→ mmuối – mX = 12,5 – 10,3 = 2,2 gam → nX = 0,1 mol
Câu 9: Đáp án A
Poli (vinyl clorua) là [-CH2-CH(Cl)-]n
Câu 10: Đáp án A
Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát: CnH2n+3N
Trong X có 53,33%C
⇒ X là: C2H7N
CTCT X: C2H5-NH2; CH3 – NH – CH3.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 1
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 2)
Câu 1: Trong các phản ứng giữa các cặp chất sau, phản ứng nào làm giảm mạch polime?
A. Poli (vinyl clorua) + Cl2/to.
B. Poli (vinyl axetat) + H2O/OH–, to.
C. Cao su thiên nhiên + HCl/to.
D. Amilozơ + H2O/H, to.
Câu 2: Cho dãy các chất: C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 5. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 3: Từ 4,2 tấn etilen người ta có thể thu được bao nhiêu tấn PVC biết hiệu suất của cả quá trình là 80%?
A. 5,7 tấn. B. 7,5 tấn.
C. 5,5 tấn. D. 5,0 tấn.
Câu 4: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 10,8 gam. B. 9,4 gam.
C. 8,2 gam. D. 9,6 gam.
Câu 5: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli (phenol-fomanđehit).
B. Poli (metyl metacrylat).
C. Poli (vinyl clorua).
D. Poli etilen.
Câu 6: Polime nào sau đây không chứa nitơ trong phân tử?
A. Poli (vinyl clorua).
B. Poli acrilonitrin.
C. Nilon-6,6.
D. Nilon-6.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, đơn chức, hở cần đúng 10,08 lít O2 (đktc). Vậy công thức của amin no đó là
A. C2H5NH2. B. C3H7NH2.
C. CH3NH2. D. C4H9NH2.
Câu 8: Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là
A. Polietilen. B. Poli(vinyl clorua).
C. Amilopectin. D. Nhựa bakelit.
Câu 9: Với thuốc thử duy nhất là quỳ tím sẽ nhận biết được dung dịch các chất nào sau đây?
A. CH3COOH; C6H5OH; HN2CH2COOH.
B. CH3COOH; C6H5OH; CH3CH2NH2.
C. C6H5NH2; HN2CH2COOH; CH3COOH.
D. C6H5NH2; C6H5OH; HN2CH2COOH.
Câu 10: Một phân tử polietilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietilen này là
A. 20000. B. 2000.
C. 1500. D. 15000.
Đáp án & Thang điểm
Câu 1: Đáp án D
Amilozơ được tạo thành từ các gốc α–glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glucozit thành mạch dài, xoắn lại.
Sản phẩm khi thủy phân amilozơ đến cùng đó là các α–glucozơ.
Câu 2: Đáp án C
Các chất phản ứng HCl gồm: C6H5NH2; H2NCH2COOH; CH3CH2CH2NH2.
Câu 3:Đáp án B
Câu 4: Đáp án B
C4H9NO2: nX = 0,1mol.
Do X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí ⇒ MY > 29 và làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh ⇒ C2H3COONH3CH3
C2H3COONH3CH3 + NaOH → C2H3COONa + CH3NH2↑ + H2O.
⇒ mmuối = 0,1.94 = 9,4g.
Câu 5: Đáp án A
+ Nhận thấy poli (metyl metacrylat), poli (vinyl clorua) và poli etilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
+ Poli (phenol-fomanđehit) điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Câu 6: Đáp án A
Poli (vinyl clorua) được tạo nên từ các monome là CH2 = CHCl nên không chứa N trong phân tử.
Câu 7: Đáp án C
Câu 8: Đáp án D
Nhựa bakelit có cấu trúc mạng lưới không gian.
Câu 9: Đáp án B
A và C dùng quỳ tím chỉ nhận biết được CH3COOH.
D dùng quỳ tím không nhận biết dược chất nào.
B: CH3COOH; C6H5OH; CH3CH2NH2: dùng quỳ tím phân biệt:
+ Quỳ tím đổi sang màu đỏ ⇒ CH3COOH;
+ Quỳ tím đổi sang màu xanh ⇒ CH3CH2NH2;
+ Không làm đổi màu quỳ tím ⇒ C6H5OH.
Câu 10: Đáp án B
Polietilen có dạng –(–CH2–CH2)–n.
⇒ Hệ số polime hóa (n) = 56000/28 = 2000.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 1
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 3)
Câu 1: Số mắt xích glucozơ có trong 194,4 mg amilozơ là (cho biết số Avogađro = 6,02.1023)
A. 7224.1017. B. 6501,6.1017.
C. 1,3.10-3. D. 1,08.10-3.
Câu 2: Tơ nilon-6,6: -(-HN-[CH2]6-NHOC-[CH2]4-CO-)n- được điều từ các monome nào sau đây?
A. axit ađipic và hexametylenđiamin.
B. axit ε-aminocaproic.
C. axit ađipic và etylenglicol.
D. phenol và fomandehit.
Câu 3: Polime X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất màu xanh tím. Polime X là
A. xenlulozơ. B. saccarozơ.
C. glicogen. D. tinh bột.
Câu 4: Cho dãy các polime gồm: tơ tằm, tơ capron, tơ nilon – 6,6, tơ nitron, poli (metyl metacrylat), poli (vinyl clorua), cao su buna, tơ axetat, poli (etylen terephtalat). Số polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp là
A. 6. B. 4.
C. 5. D. 7.
Câu 5: Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100000 đvC thì số mắt xích alanin có trong X là
A. 453. B. 382.
C. 328. D. 479.
Câu 6: Cho dung dịch chứa 1,69 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M rồi cô cạn, thu được 3,515 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là
A. 65. B. 45.
C. 25. D. 50.
Câu 7: Cho 2,36 gam amin X đơn chức bậc II tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn thu được 3,82 gam muối khan. Tên gọi của X là
A. Propylamin. B. Isopropylamin.
C. Etylamin. D. Etylmetylamin.
Câu 8: Số đồng phân cấu tạo thuộc loại amin bậc một của C4H11N là
A. 8. B. 5.
C. 4. D. 1.
Câu 9: Cho 29,4 gam một α-amino axit mạch không phân nhánh X (có một nhóm -NH2) tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 38,2 gam muối. Mặt khác, khi cho 29,4 gam X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được 36,7 gam muối. Tên gọi của X là
A. alanin. B. axit aminoaxetic.
C. axit glutamic. D. valin.
Câu 10: Cho các dung dịch sau: (1) etyl amin; (2) đimetyl amin; (3) amoniac; (4) anilin. Số dung dịch có thể làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh là
A. 4. B. 2.
C. 1. D. 3.
Đáp án & Thang điểm
Câu 1: Đáp án A
Amilozơ là một thành phần cấu tạo nên tinh bột, amilozơ là polime có mạch không phân nhánh, do nhiều mắt xích a-glucozơ (–C6H10O5–) liên kết với nhau tạo thành.
⇒ Số mắt xích (–C6H10O5–) = 1,2.10-3.6,02.1023 = 7224.1017.
Câu 2: Đáp án A
Tơ nilon – 6,6 được điều chế từ axit ađipic và hexamtylenđiamin.
Câu 3: Đáp án D
Tinh bột được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, tinh bột tạo với dung dịch iot hợp chất màu xanh tím.
Câu 4: Đáp án B
Các polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp là: Tơ nitron, pli (metylmetacrylat), poli (vinyl clorua), cao su buna.
Câu 5: Đáp án B
Gọi n là số mắt xích alanin trong protein X.
Sơ đồ phản ứng:
Theo (1) và giả thiết ta có:
Câu 6: Đáp án D
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mHCl = mmuối – mamin = 3,515 – 1,69 = 1,825g
⇒ nHCl = 0,05 mol ⇒ Vdd HCl = 0,05 : 1 = 0,05 lít = 50ml.
Câu 7: Đáp án D
mHCl = mmuối – mamin = 3,82 – 2,36 = 1,46g
⇒ nHCl = nAmin = 0,04 mol
⇒ Mamin = 2,36/0,04 = 59 ⇒ CTPT amin: C3H9N
Mà amin bậc II ⇒ CTCT: CH3 – NH – C2H5 (Etylmetyl amin).
Câu 8:Đáp án C
Các amin bậc I: CH3CH2CH2CH2 NH2; CH3CH2CH(NH2)CH3; CH3CH(CH3)CH2NH2; (CH3)3CNH2.
Câu 9:Đáp án C
mHCl = 36,7 – 29,4 = 7,3g
X có 1 nhóm –NH2 ⇒ nHCl = nX = 0,2 mol
1 mol –COOH → 1 mol – COONa tăng 22g
Ta có: mmuối – mX = 38,2 – 29,4 = 8,8g
n–COOH = 8,8 : 22= 0,4 mol = 2nX ⇒ X có 2 nhóm –COOH
MX = 29,2/0,2 = 146 ⇒ X là: NH2C3H5(COOH)2.
Mà X là α-amino axit mạch không phân nhánh
⇒ CTCT X: HOOC - CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH: axit glutamic.
Câu 10: Đáp án D
Dung dịch làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh gồm: (1) etyl amin; (2) đimetyl amin; (3) amoniac.
Anilin không làm quỳ tím đổi màu.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 1
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 4)
Câu 1: Cho anilin vào nước, lắc đều. Thêm lần lượt dung dịch HCl dư, rồi dung dịch NaOH dư, hiện tượng quan sát được là
A. dung dịch bị đục, sau đó trong suốt.
B. lúc đầu trong suốt, sau đó bị đục, rồi phân lớp.
C. dung dịch bị đục, rồi trong suốt, sau đó bị đục.
D. lúc đầu trong suốt, sau đó phân lớp.
Câu 2: Polime nào sau đây không phải là thành phần chính của chất dẻo?
A. Poli (vinyl clorua).
B. Poli (metyl metacrylat).
C. Poliacrilonitrin.
D. Polietilen.
Câu 3: Công thức phân tử của đimetylamin là
A. C4H11N. B. C2H6N2.
C. C2H6N. D. C2H7N.
Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
A. Glyxin. B. Anilin.
C. Metylamin. D. Phenol.
Câu 5: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,… PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?
A. Vinyl axetat. B. Vinyl clorua.
C. Acrilonitrin. D. Propilen.
Câu 6: Cho dãy các chất: (a) NH3, (b) CH3NH2, (c) C6H5NH2 (anilin). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất trong dãy là
A. (c), (b), (a). B. (b), (a), (c).
C. (c), (a), (b). D. (a), (b), (c).
Câu 7: Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 2,550. B. 3,425.
C. 4,725. D. 3,825.
Câu 8: Ở một loại polietilen (-CH2-CH2-)n có phân tử khối là 420000. Hệ số trùng hợp của loại polietilen đó là
A. 15290. B. 17886.
C. 12300. D. 15000.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no đơn chức, mạch hở thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ VCO2 : VH2O = 1:2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của 2 amin đó là
A. CH3NH2 và C2H5NH2. B. C2H5NH2 và C3H7NH2.
C. C3H7NH2 và C4H9NH2. D. C2H5NH2 và C4H9NH2.
Câu 10: Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 16,8. B. 18,6.
C. 20,8. D. 20,6.
Đáp án & Thang điểm
Câu 1: Đáp án C
- Cho anilin vào nước, lắc đều: anilin hầu như không tan (dung dịch đục)
- Nhỏ dung dịch HCl tới dư vào, anilin tan dần được dung dịch trong suốt vì xảy ra phản ứng: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (muối phenylamoni clorua tan).
- Sau đó, cho dung dịch NaOH tới dư vào → tạo lại anilin → làm dung dịch bị vẩn đục như lúc đầu: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2↓ + NaCl + H2O.
Câu 2: Đáp án C
Poliacrilonitrin là thành phần của tơ nitron,
Tơ nitron có tính chất là dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét.
Câu 3: Đáp án D
Đimetylamin: CH3NHCH3 ⇒ công thức phân tử tương ứng là C2H7N.
Câu 4: Đáp án C
+ Glyxin: H2NCH2COOH: có môi trường trung tính, pH = 7 không làm quỳ tím đổi màu.
+ Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) là các bazơ, axit rất yếu, đều không có khả năng làm quỳ tím chuyển màu.
⇒ A, B, D đều không thỏa mãn.
Câu 5: Đáp án B
Poli (vinyl clorua) (PVC) được tổng hợp trực tiếp từ vinyl clorua.
nCH2=CH-Cl [-CH2-CH(Cl)-]n.
Câu 6: Đáp án C
Amin no
Amin no, mạch hở thể hiện tính bazơ mạnh hơn amoniac do gốc ankyl có tác dụng làm tăng cường lực bazơ.
Amin no bậc II (đính với hai gốc ankyl) có tính bazơ mạnh hơn amin no bậc I.
Amin thơm
Amin thơm có nguyên tử N ở nhóm amin đính trực tiếp vào vòng benzen. Gốc phenyl có tác dụng làm suy giảm tính bazơ, do vậy amin thơm có lực bazơ rất yếu, yếu hơn amoniac.
Thứ tự lực bazơ tăng trong dãy: (c) C6H5NH2 (anilin) < (a) NH3 < (b) CH3NH2.
Câu 7: Đáp án D
Bảo toàn khối lượng có:
mmuối = mX + mHCl → m = 2 + 0,05.36,5 = 3,825 gam.
Câu 8: Đáp án D
⇒ Hệ số polime hóa (n) = 420000/28 = 15000.
Câu 9: Đáp án A
Có VCO2 : VH2O = 1:2 ⇒ nếu nCO2 = 1 mol ⇒ nH2O = 2 mol.
Đốt 2 amin no, đơn chức, mạch hở có dạng CnH2n+3N có
⇒ phải có 1 amin có 1C là CH5N (metyl amin) ⇒ chỉ có đáp án A thỏa mãn.
Câu 10: Đáp án C
MGly-Ala = 75 + 89 - 18 = 146 ⇒ nGly-Ala = 14,6/146 = 0,1 mol.
Muối sau phản ứng là: NH2CH2COONa 0,1 mol và CH3CH(NH2)COONa 0,1 mol
mmuối = 0,1.(97 + 111) = 20,8 gam.
Xem thêm các đề thi Hóa học 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Học kì 1 có đáp án (Lần 1)(3 đề)
- Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Học kì 1 Hóa học 12 năm 2024 có đáp án (3 đề)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12