Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 trắc nghiệm năm 2024 có đáp án (3 đề)

Dưới đây là danh sách Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 trắc nghiệm năm 2024 có đáp án (3 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Hóa học 12.

Đề thi Học kì 2 Hóa 12

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Môn: Hóa Học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu 1: Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron của nguyên tử 19K là

 A. 1s22s22p63s23p6 4s1.

 B. 1s22s22p43s1.

 C. 1s22s22p53s1.

 D. 1s22s22p53s2.

Câu 2: Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở anot thu được:

 A. NaOH.

 B. Cl2.

 C. HCl.

 D. Na.

Câu 3: Nhận xét nào sau đây về NaHCO3không đúng?

 A. Dung dịch NaHCO3 có pH < 7.

 B. NaHCO3 là muối axit.

 C. NaHCO3 bị phân huỷ bởi nhiệt.

 D. Ion HCO3- trong muối có tính lưỡng tính.

Quảng cáo

Câu 4: Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3, Al(OH)3, Ca(HCO3)2., Cr(OH)3, CrO Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

 A. 4.

 B. 5.

 C. 3.

 D. 6.

Câu 5: Cho V lit CO2(đkc) vào 600 ml dd NaOH 1M thì thu được dung dịch chứa 2 muối có số mol bằng nhau. Giá trị V là

 A. 8,96 lit.

 B. 13,44 lit.

 C. 4,48 lit.

 D. 6,72 lit.

Câu 6: Cho 9,3 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì kế tiếp nhau tác dụng hết với nước thu được 3,36 lít khí (đktc). Hai kim loại đó là

 A. K và Rb.

 B. Li và Na.

 C. Na và K.

 D. Rb và Cs.

Câu 7: Cation M2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6. M là kim loại nào sau đây?

 A. Be.

 B. Mg.

 C. Ca.

 D. Ba.

Quảng cáo

Câu 8: Dãy chất nào sau đây đều có thể tan trong nước ở điều kiện thường?

 A. MgO, Na2O, CaO, Ca.

 B. Na2O, Ba, Ca, Fe.

 C. Na, Na2O, Ba, Ca, K.

 D. Mg, Na, Na2O, CaO.

Câu 9: Có các hóa chất sau: HCl, CaO, K3PO4, Na2CO3, Na. Hóa chất nào sau đây làm mềm nước cứng tạm thời chứa Ca(HCO3)2?

 A. CaO; K3PO4; Na2CO3.

 B. Cả 5 chất.

 C. Na2CO3, K3PO4.

 D. Na2CO3; K3PO4; Na, CaO.

Câu 10: Cho Ba kim loại đến dư vào dung dịch H2SO4 loãng được dung dịch X và kết tủa Y. Dung dịch X phản ứng được với tất cả các chất trong dãy sau?

 A. Al, CrO, CuO.

 B. Al, Al2O3, CrO.

 C. Al, Al2O3, Al(OH)3, Zn(OH)2.

 D. Al, Fe, CuO.

Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm CaCO3, MgCO3, BaCO3 có khối lượng 36,8 gam vào cốc chứa dung dịch HCl dư người ta thu được 8,96 lít khí (đktc). Tổng khối lượng các muối thu được sau phản ứng là

 A. 27 g.

 B. 42,8 gam.

 C. 41,2 g.

 D. 31,7 g.

Câu 12: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

 A. 3,940.

 B. 1,182.

 C. 2,364

 D. 1,970.

Quảng cáo

Câu 13: Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxit.

 A. BaO.

 B. MgO.

 C. K2O.

 D. Fe3O4.

Câu 14:Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất tác dụng được với Al (dạng bột) ?

 A. dd FeCl3; H2SO4 đặc, nguội; dd KOH.

 B. Cl2; dd Ba(OH)2; dd HCl; O2.

 C. H2; I2; dd HNO3 đặc, nguội; dd FeCl3.

 D. dd Na2SO4, dd NaOH, Cl2.

Câu 15: Trong việc sản xuất Nhôm từ quặng Boxit, Criolit ( 3NaF.AlF3) có vai trò nào dưới đây?

1)Tăng nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

2) Giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

3) Tạo chất lỏng dẫn điện tốt.

4) Tạo dung dịch tan được trong nước.

5)Tạo hỗn hợp có khối lượng riêng nhỏ, nổi lên trên bề mặt Nhôm, bảo vệ cho nhôm không bị oxi hóa.

 A. 2, 3, 5.

 B. 1, 3, 5.

 C. 2, 3, 4, 5.

 D. 1, 2, 4, 5.

Câu 16: Nung hỗn hợp gồm 10,8g bột nhôm với 16g bột Fe2O3 không có không khí, nếu hiệu suất phản ứng 80% thì khối lượng Al2O3 thu được là

 A. 8,16g.

 B. 10,20g.

 C. 20,40g.

 D. 16,32g.

Câu 17: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

 A. 7,8.

 B. 43,2.

 C. 10,8.

 D. 5,4.

Câu 18: Cho các chất sau: Cr, CrO, Cr(OH)2, Cr2O3, Cr(OH)3. Có bao nhiêu chất thể hiện tính chất lưỡng tính ?

 A. 3.

 B. 1.

 C. 4.

 D. 2.

Câu 19: Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch muối CrCl3, nếu thêm tiếp dung dịch brom thì thu được sản phẩm có chứa crom là

 A. CrO2.

 B. Cr(OH)3.

 C. Na2Cr2O7.

 D. Na2CrO4.

Câu 20: Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm

 A. AgNO3, Fe(NO3)2.

 B. Fe(NO3)2.

 C. Fe(NO3)3, AgNO3.

 D. Fe(NO3)3.

Câu 21: Khi cho dung dịch muối sắt (II) vào dung dịch kiềm, thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là

 A. Fe(OH)2.

 B. Fe2O3.

 C. Fe(OH)3.

 D. FeO.

Câu 22: Nhúng thanh sắt lần lượt vào các dung dịch sau: CuCl2, AgNO3 dư, ZnCl2, FeCl3, HCl, HNO3 loãng. Số trường hợp xảy ra phản ứng tạo hợp chất sắt (II)

 A. 4.

 B. 3.

 C. 5.

 D. 2.

Câu 23: Để tác dụng hoàn toàn với 4,64 g hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 160 ml dung dịch HCl 1M. Nếu khử hoàn toàn 4,64 g hỗn hợp trên bằng CO ở nhiệt độ cao thì khối lượng Fe thu được là

 A. 3,36 g.

 B. 4,36 g.

 C. 3,63 g.

 D. 4,63 g.

Câu 24: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 dư, kết thúc thí nghiệm thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp B gồm NO và NO2 có khối lượng 12,2 gam. Khối lượng muối nitrat sinh ra là

 A. 43 gam.

 B. 34 gam.

 C. 3,4 gam.

 D. 4,3 gam.

Câu 25: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu với tỉ lệ % khối lượng là 4 : 6. Hoà tan m gam X bằng dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) dung dịch Y và có 0,65m gam kim loại không tan. Khối lượng muối khan có trong dung dịch Y là

 A. 5,4 gam.

 B. 6,4 gam.

 C. 11,2 gam.

 D. 8,6 gam.

Câu 26: Cho nguyên tử Cu (z = 29), cấu hình electron của ion Cu2+

 A. 1s22s22p63s23p63d9

 B. 1s22s22p63s23p64s23d7.

 C. 1s22s22p63s23p64s13d10.

 D. 1s22s22p63s23p63d104s1.

Câu 27: Cho các dung dịch X1: dung dịch HCl; X2: dung dịch KNO3; X3: dung dịch HCl +KNO3; X4: dung dịch Fe2(SO4)3 ; X5 : AgNO3. Dung dịch nào có thể hoà tan được bột Cu ?

 A. X1, X4, X2.

 B. X3, X4, X5.

 C. X3, X2.

 D. X1, X2, X3, X4.

Câu 28. Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện 10A trong 1 thời gian thu được 0,224 lít khí (đktc) ở anot. Biết điện cực đã dùng là điện cực trơ và hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng là

 A. 1,28 gam.

 B. 3,2 gam.

 C. 0,64 gam.

 D. 0,32 gam.

Câu 29: Khuấy m gam bột Cu trong dung dịch gồm 0,03 mol HNO3 và 0,035 mol H2SO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn sinh ra khí NO duy nhất và còn lại 1g chất rắn. Trị số m là

 A. 2,72.

 B. 2,4.

 C. 1,72.

 D. 3,4.

Câu 30: Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 500 ml dung dịch HNO3 1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của là NO. Giá trị của m là

 A. 9,76.

 B. 4,96.

 C. 9,12.

 D. 8,15.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1. A

Cấu hình electron nguyên tử K (z = 19): 1s22s22p63s23p6 4s1.

Câu 2. B

Tại Anot (cực dương): 2Cl- → Cl2 + 2e

Câu 3. A

NaHCO3 là muối được tạo nên bởi cation của bazơ mạnh và anion của axit yếu nên dung dịch NaHCO3 có pH > 7.

Câu 4. B

Các chất phản ứng được với NaOH là: FeCl2; CuSO4; Al(OH)3; Ca(HCO3)2; Cr(OH)3.

Câu 5. A

Theo bài ra, sau phản ứng thu được hai muối NaHCO3 (x mol) và Na2CO3 (x mol)

Bảo toàn Na có: nNa(muối) = nNaOH → x + 2x = 0,6 → x = 0,2 mol

Bảo toàn C có: nkhí = x + x = 0,4 mol

→ Vkhí = 0,4.22,4 = 8,96 lít.

Câu 6. C

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 1)

Câu 7. B

 M → M2+ + 2e

 → Cấu hình electron nguyên tử M là: 1s22s22p63s2. Vậy M là Mg.

Câu 8. C

 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 Na2O + H2O → 2NaOH

 Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

 Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

 2K + 2H2O → 2KOH + H2

Câu 9. D

Na2CO3; K3PO4; Na, CaO có thể làm mềm nước cứng tạm thời.

Câu 10. C

 Ba + H2SO4 → BaSO4 ↓ + H2

Do Ba dư nên Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Vậy dung dịch X có chứa Ba(OH)2, có thể tác dụng được với Al, Al2O3, Al(OH)3, Zn(OH)2.

Câu 11. C

Bảo toàn C có nkhí = nhh X = 0,4 mol

Cứ 1 mol X phản ứng với HCl thu được muối có khối lượng tăng so với X là 11 g

→ 0,4 mol X phản ứng với HCl thu được khối lượng muối là

m = 11.0,4 + 36,8 = 41,2 gam.

Câu 12. D

Ta có: Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 1). Do đó có các quá trình sau xảy ra:

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 1)

Câu 13. D

Al khử được oxit của các kim loại đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học.

→ 8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe

Câu 14. C

A, C sai do Al bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội.

D sai do Al không tác dụng với Na2SO4.

Câu 15. A

Câu 16. A

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 1)

Giả sử H = 100% thì Fe2O3 hết → số mol Al2O3 tính theo Fe2O3

H = 80%

Câu 17. D

Gọi số mol Na là x mol → số mol Al là 2x mol

Theo bài ra chất rắn không tan sau phản ứng là Al dư.

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 1)

Câu 18. D

Các chất có tính lưỡng tính là: Cr2O3, Cr(OH)3.

Câu 19. D

 CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 ↓lục xám + 3NaCl

 Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O

 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O

Câu 20. C

Thứ tự phản ứng xảy ra:

 Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

 AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag

Do AgNO3 dư nên dung dịch X gồm: Fe(NO3)3, AgNO3.

Câu 21. B

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 1)

Câu 22. B

 1/ Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

 2/ Fe + 3AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + 3Ag

 3/ Fe + ZnCl2 → không phản ứng

 4/ Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

 5/ Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

 6/ Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Vậy có 3 trường hợp xảy ra phản ứng tạo hợp chất sắt (II).

Câu 23. A

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 1)

mFe = mhh – mo (oxit) = 4,64 – 0,08.16 = 3,36 gam.

Câu 24. A

Gọi số mol NO và NO2 lần lượt là x và y mol. Theo bài ra ta có:

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 1)

Câu 25. A

Theo bài ra cứ m gam X chứa 0,4m (gam) Fe và 0,6m (gam) Cu.

Vì chất rắn phản ứng nặng 0,65m (gam) > mCu nên Fe mới phản ứng một phần, dung dịch X chỉ có Fe(NO3)2

Gọi số mol Fe phản ứng là x (mol).

Bảo toàn electron: 2.nFe = 3.nkhí → nFe = 0,03 (mol)

Bảo toàn Fe có nmuối = mFe = 0,03.180 = 5,4 gam.

Câu 26. A

Cấu hình electron nguyên tử Cu là: 1s22s22p63s23p63104s1.

Cu → Cu2+ + 2e

→ Cấu hình electron của Cu2+ là : 1s22s22p63s23p63d9.

Câu 27. B

 Cu + HCl → không phản ứng

 Cu + KNO3 → không phản ứng

 3Cu + 8HCl + 2KNO3 → 3CuCl2 + 2KCl + 2NO + 4H2O

 Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

 Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

Câu 28. A

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 1)

Khối lượng catot tăng là: m = 0,02.64 = 1,28 gam.

Câu 29. D

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 1)

Chất rắn sau phản ứng là Cu dư, theo PT trên có H+ hết

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 1)

m = 0,0375.64 + 1 = 3,4 gam.

Câu 30: A

Quy đổi hỗn hợp về Fe (x mol); Cu (y mol) và S (z mol)

Bảo toàn S có

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 1)

Do Y có thể hòa tan được Cu, bảo toàn electron có:

3.nFe + 2.nCu + 6.nS = 3.0,07 → 3x + 2y = 0,09 (2)

Từ (1) và (2) có: x = 0,02 và y = 0,015.

Dung dịch Y gồm: Fe3+: 0,02 mol; Cu2+: 0,015 mol; SO42- = 0,02 mol; NO3- = (0,5 – 0,07 = 0,43 mol) và có thể có H+

Bảo toàn điện tích → nH+ = 0,38 mol

Cho Cu vào Y có phản ứng:

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 1)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Môn: Hóa Học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 trắc nghiệm năm 2024 có đáp án (3 đề)

Câu 1: Trong số các kim loại sau: Cu, Fe, Al, Ag. Kim loại nào dẫn điện hoặc dẫn nhiệt tốt nhất?

 A. Ag.

 B. Al.

 C. Cu.

 D. Fe.

Câu 2: Cho 27,84 gam FexOy tác dụng CO dư, nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, cho toàn bộ khí sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 dư được 48 gam kết tủa. Công thức oxit sắt là

 A. Không đủ dữ liệu.

 B. Fe3O4.

 C. FeO.

 D. Fe2O3.

Câu 3: Thực hiện phản ứng giữa các cặp chất sau:

1. Fe2O3 + HNO3

2. FeCl3 + Fe →

3. Fe2(SO4)3 + Cu →

4. Al + Fe2O3

Các phản ứng xảy ra mà trong đó hợp chất sắt (III) thể hiện tính oxi hóa là

 A. 1, 2, 4.

 B. 2, 3, 4.

 C. 1, 2, 3.

 D. 1, 3, 4.

Câu 4: Để làm mềm nước cứng tạm thời, đơn giản nhất nên:

 A. cho nước cứng tác dụng với dung dịch muối ăn bão hòa.

 B. để lắng, lọc cặn.

 C. cho nước cứng tác dụng với dung dịch HCl dư sau đó đun sôi kĩ dung dịch để đuổi khí.

 D. đun nóng, để lắng, lọc cặn.

Câu 5: Để nhận biết các dung dịch muối: Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, Na2SO4 đựng riêng biệt trong 5 lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là dung dịch:

 A. Ba(OH)2.

 B. HCl.

 C. amoniac.

 D. BaCl2.

Câu 6: Cho dãy các chất: AlCl3, NaHCO3, Al(OH)3, Na2CO3, Al. Số chất trong dãy đều tác dụng được với axit HCl, dung dịch NaOH là

 A. 2.

 B. 5.

 C. 4.

 D. 3.

Câu 7: Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO (không có sản phẩm khử khác). Giá trị của m là

 A. 13,5 gam.

 B. 8,1 gam.

 C. 1,53 gam.

 D. 1,35 gam.

Câu 8: Ion Na+ bị khử trong trường hợp nào sau đây ?

1) Điên phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

2) Dùng khí CO khử Na2O ở nhiệt độ cao.

3) Điện phân NaCl nóng chảy.

4) Cho khí HCl tác dụng với NaOH.

 A. 2, 3.

 B. 1, 3.

 C. 1, 3, 4.

 D. 3.

Câu 9: Hòa tan hết 1,73 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn, Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí (đktc) và 7,49 gam muối sunfat khan. Giá trị của V là:

 A. 1,008 lít.

 B. 1,12 lít.

 C. 3,36 lít.

 D. 1,344 lít.

Câu 10: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có:

 A. kết tủa trắng xuất hiện.

 B. bọt khí và kết tủa trắng.

 C. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.

 D. bọt khí bay ra.

Câu 11: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là

 A. 4.

 B. 3.

 C. 2.

 D. 1.

Câu 12: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là

 A. Mg, Zn, Cu.

 B. Fe, Cu, Ag.

 C. Ba, Ag, Au.

 D. Al, Fe, Cr.

Câu 13: Hoà tan hết 12 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 dư, thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp B gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác) nặng 12,2 gam. Khối lượng muối nitrat sinh ra là

 A. 34 gam.

 B. 4,3 gam.

 C. 43 gam.

 D. 3,4 gam.

Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là

 A. 25,2 gam.

 B. 23,0 gam.

 C. 18,9 gam.

 D. 20,8 gam.

Câu 15: Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp A gồm Ag, Cu, Fe mà không làm thay đổi khối lượng Ag ta dùng dung dịch nào sau đây ?

 A. NaOH dư.

 B. AgNO3 dư.

 C. FeCl3 dư.

 D. HCl dư.

Câu 16: Các quá trình sau:

- Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.

- Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

- Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

- Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

Số quá trình thu được kết tủa là

 A. 3.   B. 2.   C. 1.   D. 4.

Câu 17: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I), Zn-Fe (II), Fe-C (III), Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là

 A. I, III và IV.

 B. I, II và III.

 C. I, II và IV.

 D. II, III và IV.

Câu 18: Cho V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

 A. 0,560 lít.

 B. 0,224 lít.

 C. 0,448 lít.

 D. 0,112 lít.

Câu 19: Nước cứng là nước có chứa nhiều ion:

 A. Cl-.

 B. HCO3-.

 C. Ca2+, Mg2+.

 D. SO42-.

Câu 20: Cho hỗn hợp X gồm CaCO3, MgCO3, BaCO3 có khối lượng 36,8 gam vào cốc chứa dung dịch HCl dư người ta thu được 8,96 lít khí (đktc). Tổng khối lượng các muối thu được sau phản ứng là

 A. 31,7 gam.

 B. 41,2 gam.

 C. 27 gam.

 D. 42,8 gam.

Câu 21: So sánh nào dưới đây không đúng ?

 A. H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh.

 B. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và là chất khử.

 C. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

 D. BaSO4 và BaCrO4 đều là những chất không tan trong nước.

Câu 22: Cho một lá sắt vào dung dịch chứa 1 trong những muối sau: ZnCl2 (1), CuSO4 (2), Pb(NO3)2 (3), NaNO3 (4), MgCl2 (5), AgNO3 (6). Số trường hợp xảy ra phản ứng là:

 A. 5.

 B. 3.

 C. 2.

 D. 4.

Câu 23: Nhận xét nào sau đây về NaHCO3không đúng?

 A. NaHCO3 là muối axit.

 B. Ion HCO3- trong muối có tính lưỡng tính.

 C. Dung dịch NaHCO3 có pH > 7.

 D. NaHCO3 không bị phân huỷ bởi nhiệt.

Câu 24: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là

 A. CuO, Fe, MgO.

 B. Cu, FeO, MgO.

 C. Cu, Fe, MgO.

 D. Cu, Fe, Mg.

Câu 25: Cho từ từ NaOH vào dung dịch chứa 9,02 gam hỗn hợp muối Al(NO3)3 và Cr(NO3)3 cho đến khi kết tủa thu được là lớn nhất, tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 2,54 gam chất rắn. Khối lượng của muối Cr(NO3)3

 A. 4,26 gam.

 B. 4,76 gam.

 C. 4,51 gam.

 D. 6,39 gam.

Câu 26: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

 A. CuSO4 và HCl.

 B. ZnCl2 và FeCl3.

 C. CuSO4 và ZnCl2.

 D. HCl và AlCl3.

Câu 27: Cho phản ứng hoá học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

 A. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+ .

 B. sự khử Fe2+ và sự oxi hoá Cu.

 C. sự oxi hoá Fe và sự khử Cu2+.

 D. sự oxi hoá Fe và sự oxi hoá Cu.

Câu 28: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6

 A. K+.

 B. Li+.

 C. Na+.

 D. Rb+.

Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hoá: Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 2). Hai chất X, Y lần lượt là:

 A. HCl, Al(OH)3.

 B. NaCl, Cu(OH)2.

 C. HCl, KOH.

 D. Cl2, KOH.

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam một hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Cu trong không khí thu được 5,96 gam hỗn hợp các oxit. Hòa tan vừa hết hỗn hợp oxit bằng dung dịch HCl 2M thì thể tích dung dịch HCl cần dùng là

 A. 0,12 lít.

 B. 1,0 lít.

 C. 0,7 lít.

 D. 0,5 lít.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1. A

Ag dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất.

Câu 2. B

Theo bài ra:

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 2)

Câu 3. B

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 2)

→ Fe2O3 thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng 2) 3) 4).

Câu 4. D

Để làm mềm nước cứng tạm thời, đơn giản nhất nên đun nóng, để lắng, lọc cặn.

Câu 5. A

Sử dụng Ba(OH)2:

+ Xuất hiện kết tủa trắng → Na2SO4

 Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ trắng + 2NaOH

+ Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan khi Ba(OH)2 dư → Al(NO3)3.

 Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 ↓ trắng

 Al(OH)3 ↓ trắng + OH- → AlO2- + 2H2O

+ Xuất hiện kết tủa trắng và thoát ra khí mùi khai → (NH4)2SO4.

 Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓ trắng

 NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

+ Thoát ra khí có mùi khai → NH4NO3

 NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

+ Không có hiện tượng xuất hiện → NaNO3.

Câu 6. D

Các chất vừa tác dụng với HCl, vừa tác dụng với NaOH là NaHCO3, Al(OH)3 và Al.

Câu 7. D

Bảo toàn electron có:

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 2)

Câu 8. D

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 2)

Câu 9. D

Ta có:

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 2)

Câu 10. A

 Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O

Câu 11. B

Các kim loại trong dãy tác dụng với nước ở điều kiện thường là: Na, K, Ca.

Câu 12. B

Phương pháp điện phân dung dịch dùng để điều chế các kim loại hoạt động trung bình và yếu (sau Al).

→ Fe, Cu, Ag có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng.

Câu 13. C

Gọi số mol NO và NO2 lần lượt là x và y mol

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 2)

Câu 14. A

Ta có: Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 2) nên sau phản ứng chỉ thu được muối trung hòa, các chất tham gia phản ứng hết.

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 2)

Câu 15. C

Cho hỗn hợp kim loại qua FeCl3

 Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

 Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Ag không phản ứng, tách được ra khỏi hỗn hợp.

Câu 16. A

- Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.

 AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

- Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

 Ba2+ + SO42- → BaSO4

 Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

 Al(OH)3↓ + OH- → AlO2- + 2H2O

- Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

 HCl + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl

 Al(OH)3↓ + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

- Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

 CO2 + NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3

Vậy chỉ có trường hợp: Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2 không thu được kết tủa sau phản ứng.

Câu 17. A

Câu 18. C

Khối lượng chất rắn giảm sau phản ứng chính là mO (oxit) bị tách ra khỏi oxit.

Ta có: Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 2)

V = 0,02.22,4 = 0,448 lít.

Câu 19. C

Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+.

Câu 20. B

Cứ 1 mol X tham gia phản ứng với HCl thu được muối có khối lượng tăng so với X 11 gam.

→ Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

m = 36,8 + 11.0,4 = 41,2 gam.

Câu 21. C

Al(OH)3 và Cr(OH)3 không có tính khử.

Câu 22. B

Các trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là:

 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

 Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb

 Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag.

Câu 23. D

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 2)

Câu 24. C

H2 khử được oxit của các kim loại sau Al trong dãy hoạt động hóa học của KL.

→ Hỗn hợp rắn còn lại sau phản ứng là: Cu, Fe, MgO.

Câu 25. B

Gọi số mol Al(NO3)3 và Cr(NO3)3 lần lượt là x và y (mol)

→ 213x + 238y = 9,02 (1)

Chất rắn sau khi nung là Al2O3 (0,5x mol); Cr2O3 ( 0,5y mol)

→ 51x + 76y = 2,54 (2)

Từ (1) và (2) có: x = 0,02 và y = 0,02.

Khối lượng Cr(NO3)3 là 0,02.238 = 4,76 gam.

Câu 26. A

 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 27. C

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 2)

Câu 28: C

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 2)

Câu 29. D

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 2)

Câu 30. A

Ta có:

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 2)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Môn: Hóa Học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu 1: Sắt không tan được trong dung dịch nào sau đây?

 A. H2SO4 loãng, nguội.

 B. H2SO4 đặc, nguội.

 C. HNO3 đặc, nóng.

 D. HCl đặc, nguội.

Câu 2. Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn

 A. Fe.

 B. K.

 C. Na.

 D. Ca.

Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có cấu hình electron bất thường ?

 A. Fe.

 B. Cr.

 C. Al.

 D. Na.

Câu 4. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch

 A. NaOH.

 B. Na2SO4.

 C. NaCl.

 D. CuSO4.

Câu 5. Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng?

 A. Fe2+ và Cu2+.

 B. Fe2+ và Ag+.

 C. Zn và Fe2+.

 D. Zn và Cr3+.

Câu 6. Hợp chất sắt (III) không thể hiện tính oxi hoá khi cho:

 A. Fe2O3 tác dụng với Al.

 B. Fe tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3.

 C. Zn tác dụng với dung dịch FeCl3.

 D. dung dịch Fe(NO3)3 tác dụng với dung dịch NH3.

Câu 7. Hòa tan Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe bị hòa tan bằng

 A. 0,56 gam.

 B. 1,12 gam.

 C. 1,68 gam.

 D. 2,24 gam.

Câu 8: Cho m gam bột Fe vào bình kín chứa đồng thời 0,06 mol O2 và 0,03 mol Cl2, rồi đốt nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp chất rắn chứa các oxit sắt và muối sắt. Hòa tan hết hỗn hợp này trong một lượng dung dịch HCl (lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 53,28 gam kết tủa (biết sản phẩm khử của Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 3) là khí NO duy nhất). Giá trị của m là ?

 A. 6,72

 B. 5,60

 C. 5,96.

 D. 6,44.

Câu 9. Ngâm hỗn hợp A gồm 3 kim loại Fe, Ag và Cu trong dung dịch chỉ chứa chất tan B thấy Fe, Cu phản ứng hoàn toàn nhưng lượng Ag không đổi. Chất B

 A. AgNO3.

 B. Fe(NO3)3.

 C. Cu(NO3)2.

 D. HNO3.

Câu 10. Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

 A. FeO.

 B.Fe2O3.

 C. Fe3O4.

 D. Fe(OH)2.

Câu 11. Kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit kim loại Y. Kim loại X, Y lần lượt là

 A. Cu, Fe.

 B. Fe, Cu.

 C. Cu, Ag.

 D. Ag, Cu.

Câu 12. Cấu hình electron của 26Fe3+

 A. 1s22s22p63s23p63d34s2.

 B. 1s22s22p63s23p63d44s1.

 C. 1s22s22p63s23p63d64s2.

 D. 1s22s22p63s23p63d5.

Câu 13. Hòa tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu; NaOH; Br2; AgNO3; KMnO4; MgSO4; Mg(NO3)2; Al ?

 A. 5.

 B. 6.

 C. 7.

 D. 8.

Câu 14. Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,56 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là

 A. 2,8.

 B. 1,4.

 C. 5,6.

 D. 11,2.

Câu 15. Cho dãy chuyển hoá sau: Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 3)

X, Y, Z lần lượt là

 A. Cl2, Ag, HNO3.

 B. HCl, Cl2, AgNO3.

 C. Cl2, Fe, HNO3.

 D. Cl2, Fe, Cu(NO3)2.

Câu 16. Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là

 A. 26 gam.

 B. 24 gam.

 C. 28 gam.

 D. 22 gam.

Câu 17. Cho các chất rắn: Cu, Fe, Ag và các dung dịch : CuSO4, FeSO4, FeCl3. Khi cho chất rắn vào dung dịch (một chất rắn + một dung dịch). Số trường hợp xảy ra phản ứng là

 A. 4.

 B. 3.

 C. 6.

 D. 2.

Câu 18. Cho cân bằng hóa học sau: Cr2O72- + H2O 2 CrO42- + 2H+.

Màu vàng cam của dung dịch K2Cr2O7 chuyển thành dung dịch màu vàng hoặc có kết tủa vàng tươi nếu

 A. thêm dung dịch NaOH hoặc thêm dung dịch BaCl2.

 B. thêm dung dịch H2SO4 loãng hoặc dung dịch NaCl.

 C. thêm dung dịch H2SO4 loãng hoặc dung dịch BaCl2.

 D. thêm dung dịch NaOH hoặc dung dịch HCl.

Câu 19. Cho phản ứng oxi hóa khử sau:

FeS + H2SO4 (đặc nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

Sau khi đã cân bằng hệ số các chất đều là số nguyên, tối giản thì số phân tử FeS bị oxi hóa và số phân tử H2SO4 đã bị khử tương ứng là bao nhiêu?

 A. 2 và 10.

 B. 2 và 7.

 C. 1 và 5.

 D. 2 và 9.

Câu 20. Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là

 A. 7,84.

 B. 4,48.

 C. 3,36.

 D. 10,08.

Câu 21. Tính chất vật lý nào dưới đây không phải là tính chất vật lý của Fe?

 A. Kim loại nặng.

 B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn.

 C. Dẫn điện và nhiệt tốt.

 D. Có tính nhiễm từ.

Câu 22. Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây?

 A. Zn.

 B. Fe.

 C. Cu.

 D. Ag.

Câu 23. Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao?

 A. H2.

 B. CO.

 C. Al.

 D. Na.

Câu 24. Cho CO dư qua hỗn hợp các oxit sau: Al2O3, Fe2O3, CuO, nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được là

 A. Al2O3, Fe, Cu.

 B. Al2O3, FeO, Cu.

 C. Al2O3, Fe2O3, Cu.

 D. Al, Fe, Cu.

Câu 25. Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hóa và tính khử là

 A. 2.

 B. 3.

 C. 5.

 D. 4.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1. B

Fe bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc, nguội.

Câu 2. A

Tính khử của Cr mạnh hơn Fe.

Câu 3. C

 Cr (Z = 24): [Ar] 3d5 4s1.

Câu 4. A

 Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

Câu 5. A

Giữa Fe2+ và Cu2+ không xảy ra phản ứng.

Câu 6. D

Fe(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3NH4NO3

Câu 7. C

Bảo toàn electron có: 3.nFe = nNO2 + 3.nNO → nFe = 0,03 mol

→ mFe = 0,03.56 = 1,68 gam.

Câu 8. A

nHCl cần = 2nO trong oxit = 0,24 mol → nHCl đã dùng (dư 25%) = 0,3 mol.

→ nHCl dư = 0,3 – 0,24 = 0,06 mol

Dung dịch sau phản ứng có: Fe3+ (a mol); Fe2+ (b mol); H+ (0,06 mol); Cl- (2.0,03 + 0,3 = 0,36 mol).

Bảo toàn điện tích có: 3a + 2b + 0,06 = 0,36 → 3a + 2b = 0,3 (1)

Cho dung dịch AgNO3 dư vào X

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 3)

Có mAgCl = 0,36.143,5 = 51,66 < 53,28 nên kết tủa còn có Ag Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 3)

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 3)

→ b = 0,045 + 0,015 = 0,06 (mol)

Thay vào (1) được a = 0,06 (mol)

Bảo toàn Fe có nFe = a + b = 0,12 (mol) → m = 0,12.56 = 6,72 gam.

Câu 9. B

 Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

 Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Câu 10. B

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 3)

Câu 11. B

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 3)

Câu 12. D

Fe (z = 26) 1s22s22p63s23p63d64s2

Fe → Fe3+ + 3e

→ Cấu hình electron của Fe3+: 1s22s22p63s23p63d5.

Câu 13. C

Dung dịch X chứa: FeSO4; Fe2(SO4)3; H2SO4

→ X tác dụng được với: Cu; NaOH; Br2; AgNO3; KMnO4; Mg(NO3)2; Al.

Câu 14. B

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 3)

Câu 15. C

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 3)

Câu 16. A

Ta có: nO (oxit pư) = nCO = 0,25 (mol)

mcr sau = mcr bđ – mO (oxit pư) = 30 – 0,25.16 = 26 gam.

Câu 17. B

 Các phản ứng xảy ra là:

 Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

 Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Câu 18. A

Câu 19. B

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 3)

Câu 20. A

Bảo toàn khối lượng có: mtrước = msau → mAl = 23,3 – 15,2 = 8,1 gam

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 3)

X gồm Al2O3: 0,1 mol; Cr: 0,2 mol và Al dư: 0,1 mol

Cho X vào HCl dư, bảo toàn electron có:

2.nCr + 3.nAl = 2.nkhí → nkhí = 0,35 mol

V = 0,35.22,4 = 7,84 lít.

Câu 21. B

Fe có màu trắng hơi xám.

Câu 22. D

Ag không tác dụng với FeCl3.

Câu 23. B

Chất khử oxit sắt trong lò cao là CO.

Câu 24. A

CO khử được oxit của các kim loại sau Al trong dãy hoạt động hóa học.

→ Chất rắn sau phản ứng gồm: Al2O3, Fe, Cu.

Câu 25. C

Các chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là:

FeCl2; Fe(NO3)2; FeSO4: do Fe có số oxi hóa trung gian.

FeCl3 do Fe3+ có tính oxi hóa; Cl- có tính khử.

Fe(NO3)3 do dựa trên phản ứng nhiệt phân.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Môn: Hóa Học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu 1. Chất có tính chất lưỡng tính là

 A. NaOH.

 B. NaHCO3.

 C. KNO3.

 D. NaCl.

Câu 2. Nhóm các chất nào sau đều tác dụng với dd Fe(NO3)3

 A. Fe, Cu, Ag.

 B. Fe, Al, Cu.

 C. Al, Ag, Mg.

 D. Fe, Mg, Ag.

Câu 3. Trong đời sống, muối hiđrocacbonat X có nhiều ứng dụng trong thực tế, một trong những ứng dụng đó là sản xuất nước giải khát. Muối X đó là

 A. NaHCO3.

 B. KHCO3.

 C. Ba(HCO3)2.

 D. Mg(HCO3)2.

Câu 4. Các oxit sau: FeO, MgO, Fe3O4, ZnO những oxit nào phản ứng với HNO3 có tạo ra khí?

 A. FeO, Fe3O4.

 B. MgO, FeO.

 C. Fe3O4, ZnO.

 D. MgO, ZnO.

Câu 5. Oxit kim loại bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao là

 A. Al2O3.

 B. K2O.

 C. CuO.

 D. MgO.

Câu 6: Nước có chứa nhiều các ion nào sau đây được gọi là nước cứng?

 A. Ca2+, Mg2+.

 B. Cu2+, Fe2+.

 C. Zn2+, Al3+.

 D. K+, Na+.

Câu 7: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+trong dung dịch?

 A. Fe.

 B. Mg.

 C. Na.

 D. Cu.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng?

 A. Các kim loại kiềm đều mềm và nhẹ.

 B. Các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao.

 C. Các kim loại kiềm đều có tính khử mạnh.

 D. Các nguyên tử kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.

Câu 9. Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp:

 A. điện phân dung dịch.

 B. điện phân nóng chảy.

 C. thủy luyện.

 D. nhiệt luyện.

Câu 10. Cho hỗn hợp gồm Na và Al tan vào nước thấy hỗn hợp tan hết. Nhận xét đúng là

 A. Al tan hoàn toàn trong nước dư.

 B. Số mol khí thoát ra bé hơn số mol Al và Na.

 C. H2O dư và số mol Al lớn hơn số mol Na.

 D. H2O dư và số mol Al bé hơn hoặc bằng số mol Na.

Câu 11. Khi nhiệt độ tăng độ dẫn điện của kim loại

 A. Tăng.

 B. Giảm.

 C. Không đổi.

 D. Không dẫn điện.

Câu 12. Cho các phát biểu sau:

a. Kim loại sắt có tính nhiễm từ.

b. Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ.

c. CrO3 là một oxit axit.

Số phát biểu đúng

 A. 1.    B. 2.    C. 3.    D. tất cả đều sai.

Câu 13. Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn là

 A. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.

 B. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIB.

 C. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.

 D. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB.

Câu 14. Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là

 A. hematit; pirit ; manhetit; xiđerit.

 B. xiđerit; manhetit; pirit; hematit.

 C. xiđerit; hematit; manhetit; pirit.

 D. pirit; hematit; manhetit; xiderit.

Câu 15. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

 A. Crom có màu lục xám.

 B. Crom là một kim loại cứng (chỉ kém hơn kim cương), cắt được thủy tinh.

 C. Crom là kim loại khó nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy là 1890°C).

 D. Crom thuộc kim loại nặng (khối lượng riêng là 7,2 g/cm3).

Câu 16. Cấu hình electron nào dưới đây được viết đúng?

 A. 26Fe: [Ar] 4s13d7.

 B. 26Fe2+: [Ar] 4s23d4.

 C. 26Fe2+: [Ar] 3d44s2 .

 D. 26Fe3+: [Ar] 3d5.

Câu 17. Để nhận biết 2 chất rắn BaSO4 và AgCl, ta cho 2 chất

 A. Tác dụng với dung dịch HCl.

 B. Vào dung dịch quỳ tím.

 C. Ra ngoài ánh sáng.

 D. Tác dụng với dung dịch NaOH.

Câu 18. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm:

 A. IA.

 B. IIIA.

 C. IVA.

 D. IIA.

Câu 19.Chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử cho dưới đây để nhận biết các khí SO2, O2, HCl ?

 A. Giấy quỳ tím khô.

 B. Giấy tẩm dung dịch phenolphtalein.

 C. Que đóm còn than hồng.

 D. Giấy quỳ tím ẩm.

Câu 20. Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột Al cần dùng là

 A. 8,10 gam.

 B. 1,35 gam.

 C. 5,40 gam.

 D. 2,70 gam.

Câu 21. Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

 A. 1,12.

 B. 2,24.

 C. 4,48.

 D. 3,36.

Câu 22: Trong các chất sau, chất nào có tính chất lưỡng tính ?

 A. Cr2O3.

 B. Al.

 C. Fe2O3.

 D. Cr.

Câu 23. Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là

 A. 57,4.

 B. 28,7.

 C. 10,8.

 D. 68,2.

Câu 24. Cho 0,11 mol khí CO2 đi qua dung dịch NaOH sinh ra 11,44g hỗn hợp 2 muối. Số gam mỗi muối trong hỗn hợp là

 A. 0,84 và 10,6.

 B. 0.42 và 11,02.

 C. 1,68 và 9,76.

 D. 2,52 và 8,92.

Câu 25: Cho 4,9 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 60% khối lượng) vào một lượng dung dịch HNO3 khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 2,3 gam chất rắn không tan. Khối lượng muối tạo thành là

 A. 8,18 g.

 B. 6,5 g.

 C. 10,07 g.

 D. 8,35 g.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1. B

 NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

 NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Câu 2. B

 Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

 Al + Fe(NO3)3 → Al(NO3)3 + Fe

 Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.

Câu 3. A

Câu 4. A

Trong FeO và Fe3O4 nguyên tố Fe chưa đạt số oxi hóa cao nhất. Do đó FeO và Fe3O4 phản ứng với HNO3 tạo ra khí.

Câu 5. C

CO khử được các oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động.

→ CO + CuO → Cu + CO2.

Câu 6. A

Câu 7. B

 Mg + Fe2+ → Fe + Mg2+

Câu 8. B

Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Câu 9. B

Câu 10. D

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 4)

Vậy để Al tan hết thì H2O dư, số mol Al bé hơn hoặc bằng số mol Na.

Câu 11. B

Câu 12. C

Câu 13. A

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 4)

Vậy M ở ô 20 (z = 20), chu kỳ 4 (có 4 lớp e), nhóm IIA (2e hóa trị, nguyên tố s).

Câu 14. C

Câu 15. A

Crom có màu trắng ánh bạc.

Câu 16. D

Các cấu hình electron:

 Fe (Z = 26): [Ar]3d64s2.

 Fe2+: [Ar]3d6.

 Fe3+: [Ar]3d5.

Câu 17. C

Khi ra ánh sáng AgCl bị phân hủy.

Câu 18. A

Kim loại kiềm thuộc nhóm IA.

Câu 19. D

Sử dụng quỳ tím ẩm:

+ Quỳ tím ẩm không đổi màu → O2.

+ Quỳ tím ẩm chuyển sang màu hồng → SO2.

+ Quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu → HCl.

Câu 20. D

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 4)

Câu 21. B

Bảo toàn electron có: 3.nAl = 3.nNO → nNO = 0,1 mol

VNO = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Câu 22. A

Câu 23. D

Gọi số mol FeCl2 là x (mol) → số mol NaCl là 2x (mol)

nhh = 24,4 (gam) → 127x + 117x = 24,4 → x = 0,1 (mol).

Cho AgNO3 vào dung dịch X có:

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 4)

Khối lượng chất rắn là: m = 0,4.143,5 + 0,1.108 = 68,2 gam.

Câu 24. A

Theo bài ra hai muối thu được là NaHCO3 (x mol) và Na2CO3 ( y mol).

Bảo toàn C có: nkhí = x + y = 0,11 (1)

mmuối = 11,44 (g) → 84x + 106y = 11,44 (2)

Từ (1) và (2) có x = 0,01 và y = 0,1

Khối lượng NaHCO3 và Na2CO3 lần lượt là 0,84 gam và 10,6 gam.

Câu 25. A

Ta có mCu = 2,94 gam , mFe = 1,96 gam, nFe = 0,035 mol; nCu = 0,046 mol.

→ Sau phản ứng còn 2,3 gam < 2,94 gam → chất rắn không tan là Cu,dung dịch sau phản ứng chứa Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.

Đề thi Học kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Đề 4)

Xem thêm bộ đề thi Hóa học 12 mới năm 2024 chọn lọc khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên