Top 10 Đề thi KTPL 12 Học kì 2 năm 2025 có đáp án (cấu trúc mới)

Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Kinh tế Pháp luật 12, dưới đây là Top 10 Đề thi KTPL 12 Học kì 2 năm 2025 theo cấu trúc mới sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Kinh tế Pháp luật 12.

Top 10 Đề thi KTPL 12 Học kì 2 năm 2025 có đáp án (cấu trúc mới)

Xem thử Đề CK2 KTPL 12 KNTT Xem thử Đề CK2 KTPL 12 CTST Xem thử Đề CK2 KTPL 12 CD

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi KTPL 12 Học kì 2 (mỗi bộ sách) theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Xem thử Đề CK2 KTPL 12 KNTT Xem thử Đề CK2 KTPL 12 CTST Xem thử Đề CK2 KTPL 12 CD

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

năm 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật 12

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (5 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân là

A. tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

B. tự nguyện, công bằng, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

C. công bằng, bình đẳng, một vợ một chồng, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau.

D. công bằng, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Câu 2. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ không được

A. phân biệt đối xử giữa các con.

B. nuôi dạy con thành công dân tốt.

C. bảo vệ quyền và lợi Ích hợp pháp của con.

D. yêu thương, bảo vệ và chăm sóc, giáo dục con.

Câu 3. Theo Luật Giáo dục năm 2019, phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được

A. thực hiện quyền học tập, nghiên cứu khoa học của mình theo quy định của pháp luật.

B. thực hiện quyền học tập, phát minh, sáng chế của mình theo quy định của pháp luật.

C. học tập và đạt đến trình độ chuyên môn nhất định theo quy định của pháp luật.

D. học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.

Câu 4. Cơ sở giáo dục không được thực hiện hành vi nào sau đây theo Luật Giáo dục?

A. Tuyển sinh theo đúng quy định của pháp luật

B. Áp đặt học sinh phải theo ngành nghề không đúng sở thích

C. Đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh

D. Hỗ trợ học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Câu 5. Trung là học sinh lớp 12 và có năng khiếu về bóng đá. Trong một buổi thi đấu giữa các trường, huấn luyện viên yêu cầu Trung phải bỏ một số môn học để tập trung luyện tập cho giải đấu. Nếu Trung không đồng ý, huấn luyện viên dọa sẽ loại em khỏi đội bóng. Trung rất yêu thích bóng đá nhưng cũng không muốn bỏ bê việc học.

Theo Luật Giáo dục, huấn luyện viên có quyền ép Trung bỏ môn học để luyện tập không?

A. Có quyền, vì Trung đã tham gia đội bóng thì phải tuân theo quy định của đội

B. Không có quyền, vì học sinh có quyền được học tập đầy đủ theo chương trình quy định

C. Có quyền, nếu Trung đồng ý và tự nguyện bỏ học

D. Không có quyền, nhưng Trung có thể tự cân nhắc lựa chọn theo mong muốn của mình

Câu 6. Nội dung nào phản ánh đúng nghĩa vụ được đảm bảo an sinh xã hội của công dân?

A. Bình đẳng trong đảm bảo an sinh xã hội.

B. Tuân thủ quy định về bảo hiểm xã hội.

C. Tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm.

D. Tiếp cận các thông tin về an sinh xã hội.

Câu 7. Theo quy định của pháp luật, người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng quyền lợi gì khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến?

A. Được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh.

B. Được miễn phí toàn bộ thuốc kê theo đơn.

C. Được thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh theo quy định.

D. Được tự do lựa chọn bác sĩ điều trị.

Câu 8. Tại sao pháp luật quy định mọi công dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mình?

A. Vì sức khỏe cá nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

B. Vì Nhà nước không thể hỗ trợ hoàn toàn cho tất cả công dân.

C. Vì chi phí chăm sóc sức khỏe rất cao.

D. Vì chỉ có cá nhân mới hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình.

Câu 9. Sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Di sản hỗn hợp.

B. Di sản thiên nhiên.

C. Di sản văn hóa vật chất.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 10. Hành vi nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

A. P có hành vi vứt rác tại khu di tích đền thờ.

B. Anh K tham gia lớp học để rèn luyện hát ca trù.

C. Chị M không nghe nhạc quan họ vì cho rằng cổ hủ.

D. N phát tán thông tin sai lệch về di sản văn hóa quê mình.

Câu 11. Nhóm bạn H đi tham quan một di tích lịch sử nổi tiếng. Trong quá trình tham quan, K lấy một viên gạch nhỏ từ di tích làm kỷ niệm. Nếu là bạn của K, em sẽ làm gì?

A. Khuyến khích K giữ lại để làm kỷ niệm.

B. Yêu cầu K đặt viên gạch lại chỗ cũ và giải thích hành vi này là sai.

C. Không quan tâm vì đó là việc của K.

D. Chỉ nhắc nhở K nhưng không yêu cầu trả lại.

Câu 12. Theo Điều 43 Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và

A. có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

B. tôn trọng quyền đó của người khác.

C. có nghĩa vụ tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường.

D. có quyền tố giác hành vi phá hoại môi trường.

Câu 13. Công dân có thể thực hiện quyền bảo vệ môi trường thông qua hành động nào dưới đây?

A. Không quan tâm đến các chính sách bảo vệ môi trường vì không ảnh hưởng đến bản thân.

B. Giữ im lặng khi phát hiện hành vi vi phạm môi trường để tránh rắc rối.

C. Góp ý, phản ánh, tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường.

D. Sử dụng hóa chất độc hại để khai thác thủy sản.

Câu 14. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

Trong một buổi học ngoại khóa về bảo vệ môi trường, cô giáo tổ chức cho lớp của Nam một chuyến đi thực tế tại bãi biển. Khi đến nơi, cả nhóm phát hiện có nhiều rác thải nhựa và túi nilon trôi dạt vào bờ, làm mất vẻ đẹp của bãi biển. Trong lúc đó, một số du khách xung quanh lại tiếp tục xả rác bừa bãi. Một số bạn trong nhóm nói: "Chúng ta chỉ đến tham quan thôi, không cần phải dọn rác đâu."

Nếu là Nam, em sẽ làm gì?

A. Cùng một số bạn nhặt rác và tuyên truyền cho mọi người về việc giữ gìn môi trường.

B. Phớt lờ vì nghĩ rằng đây là trách nhiệm của nhân viên vệ sinh môi trường.

C. Quay video lại và đăng lên mạng xã hội để kêu gọi mọi người hành động.

D. Nhắc nhở những du khách xả rác, nhưng nếu họ không nghe thì cũng không quan tâm nữa.

Câu 15. Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật

A. Do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên.

B. Do các quốc gia và các chủ thể pháp luật thoả thuận xây dựng nên.

C. Do các chủ thể của các ngành luật thoả thuận xây dựng nên.

D. Do các quốc gia cùng nhau quy định áp dụng.

các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tuân thủ các điều ước quốc tế mà mình đã kí khoặc tham gia bằng cách

A. Ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật mới trong mọi lĩnh vực.

B. Sửa đổi tất cả văn bản quy phạm pháp luật của ngành luật liên quan.

C. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới  phù hợp với điều ước quốc tế mà mình là thành viên.

D. Sửa đổi mọi nội dung của văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 16. các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tuân thủ các điều ước quốc tế mà mình đã kí khoặc tham gia bằng cách

A. Ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật mới trong mọi lĩnh vực.

B. Sửa đổi tất cả văn bản quy phạm pháp luật của ngành luật liên quan.

C. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới  phù hợp với điều ước quốc tế mà mình là thành viên.

D. Sửa đổi mọi nội dung của văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 17. Đoạn trường hợp dưới đây đề cập đến nguyên tắc cơ bản nào trong pháp luật quốc tế?

Thông tin. Tháng 3 năm 2018, Việt Nam cùng 10 quốc gia khác chính thức kí kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thực hiện các cam kết về lao động khi gia nhập CPTPP, Việt Nam đã ban hành Bộ luật Lao động năm 2019, bổ sung các vấn đề mới liên quan đến các quyền lao động cơ bản (quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể thực chất, chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc, loại bỏ lao động trẻ em và cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, chấm dứt phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp); điều kiện lao động (lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn, sức khỏe nghề nghiệp); bảo đảm quyền trong giải quyết tranh chấp lao động ;...

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật – bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 106

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

B. Tận tâm, thiện chí trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.

C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

D. Cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Câu 18. Quốc gia là người chủ duy nhất sở hữu toàn bộ tài nguyên trong lãnh thổ của mình, bao gồm đất, nước, không gian, rừng, khoáng sản, tài nguyên trong lòng đất,... – nội dung này thể hiện chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ trên phương diện nào?

A. Quyền lực.

B. Vật chất.

C. Tinh thần.

D. Trực tiếp.

Câu 19. Theo công pháp quốc tế, dân cư được chia thành mấy bộ phận?

A. Một.

B. Hai.

C. Ba.

D. Bốn.

Câu 20. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về lãnh thổ quốc gia?

A. Lãnh thổ quốc gia là yếu tố quy nhất cấu thành nên quốc gia.

B. Gồm: vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất của quốc gia.

C. Lãnh thổ quốc gia được xác định dựa trên đường biên giới của quốc gia.

D. Toàn vẹn, bất khả xâm phạm; tại đó, quốc gia xác lập chủ quyền của mình.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (2 điểm)

Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 21. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d ở câu sau: 

Trường hợp: Anh H và chị K kết hôn vào năm 2020. Sau khi kết hôn, chị K muốn tập trung vào sự nghiệp cá nhân và không muốn có con. Anh H rất mong muốn có con và cảm thấy không được tôn trọng.

a. Việc chị K không muốn có con là vi phạm quyền của anh H trong hôn nhân.

b. Anh H có quyền yêu cầu chị K phải sinh con để duy trì hạnh phúc gia đình.

c. Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng ý kiến và quyết định của nhau về vấn đề sinh con.

d. Trong trường hợp không thể thống nhất, anh H có quyền đơn phương quyết định về việc sinh con.

Câu 22. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d ở câu sau: 

Trường hợp: Quốc gia X và quốc gia Y có tranh chấp về một hòn đảo nhỏ nằm giữa vùng biển của họ. Quốc gia X cho rằng hòn đảo này thuộc lãnh thổ của mình dựa trên các bản đồ cổ, trong khi quốc gia Y khẳng định chủ quyền dựa trên sự hiện diện liên tục của ngư dân và hoạt động kinh tế trên đảo.

a. Quốc gia X có quyền sử dụng vũ lực để chiếm giữ hòn đảo nếu quốc gia Y không đồng ý đàm phán.

b. Theo Luật Biển quốc tế, hòn đảo này có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế cho quốc gia nào có chủ quyền.

c. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều có quyền tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển tranh chấp.

d. Nếu hòn đảo không thể duy trì đời sống con người hoặc hoạt động kinh tế riêng, nó không được coi là lãnh thổ có chủ quyền.

Phần III. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 23. Anh/chị hãy nêu quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo pháp luật Việt Nam quy định.

Câu 24. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Vì muốn tiết kiệm tiền cho con trai đi học đại học nên bố của N đã bắt N là con gái nghỉ học đi làm phụ giúp gia đình nuôi em. Sau khi em trai tốt nghiệp đại học, để thực hiện ước mơ của mình, N đã tích cực ôn tập và thi đỗ vào một trường đại học, nhưng bố vẫn ngăn cản với lí do phải đi làm để tiết kiệm tiền cho gia đình.

a) Em hãy nhận xét hành vi của bố N.

b) Theo em, N nên làm gì để thực hiện quyền học tập của bản thân?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

năm 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật 12

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (5 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về

A. điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.

B. điều kiện kết hôn và tổ chức hôn lễ.

C. đăng kí kết hôn và tổ chức hôn lễ.

D. chung sống với nhau và tổ chức hôn lễ.

Câu 2. Trong mối quan hệ giữa con cái đối với cha mẹ, con cái không được phép

A. yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.

B. chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.

C. ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.

D. giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.

Câu 3. Theo Luật Giáo dục năm 2019, Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục

A. giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

B. giáo dục tiểu học và THPT.

C. trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

D. trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục THPT.

Câu 4. Việc thực hiện quyền học tập của công dân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Cho phép công dân được tạo điều kiện để phát triển tài năng.

B. Mọi công dân sẽ có thu nhập tốt, trở thành người có ích cho xã hội.

C. Công dân được tôn trọng, cung cấp đầy đủ các thông tin về việc học tập.

D. Công dân được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Câu 5. Hà là học sinh lớp 10 và có ước mơ trở thành kỹ sư. Tuy nhiên, do gia đình gặp khó khăn tài chính, Hà định bỏ học để đi làm kiếm tiền. Một giáo viên khuyên Hà nên tìm hiểu các chính sách hỗ trợ học sinh nghèo của nhà nước nhưng Hà không biết có những chính sách nào.

Theo Luật Giáo dục, Hà có thể được hưởng chính sách nào dưới đây?

A. Được miễn giảm học phí và hỗ trợ tài chính nếu thuộc diện hộ nghèo

B. Được chuyển sang học bán thời gian để có thời gian đi làm

C. Không có chính sách nào hỗ trợ, Hà phải tự lo tài chính cho việc học

D. Được nhà trường tài trợ hoàn toàn chi phí học tập

Câu 6. Pháp luật quy định về quyền của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thể hiện ở việc công dân được

A. hưởng thụ miễn phí các dịch vụ khám chữa bệnh.

B. cung cấp hoàn toàn miễn phí tất cả các loại thuốc.

C. tự do di chuyển giữa các cơ sở y tế công lập nếu thích.

D. tôn trọng bí mật riêng tư trong quá trình khám, chữa bệnh.

Câu 7.  Hành vi nào sau đây thể hiện nghĩa vụ của công dân trong việc được đảm bảo an sinh xã hội?

A. Bạn N đã nhận được hỗ trợ học nghề sau khi đóng bảo hiểm thất nghiệp.

B. Bà Q đã hưởng chế độ hưu trí khi về hưu theo quy định của pháp luật.

C. Vợ chồng anh T đã sử dụng đúng số tiền vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để trồng cà phê.

D.  Gia đình ông H đã nhận được hỗ trợ của địa phương về nước sạch trong sinh hoạt.

Câu 8. Tại sao pháp luật quy định mọi công dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mình?

A. Vì sức khỏe cá nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

B. Vì Nhà nước không thể hỗ trợ hoàn toàn cho tất cả công dân.

C. Vì chi phí chăm sóc sức khỏe rất cao.

D. Vì chỉ có cá nhân mới hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình.

Câu 9. Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là

A. di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa phi vật chất.

B. di sản văn hóa tập thể và di sản văn hóa công cộng.

C. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.

D. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 10. Theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, cá nhân, công dân không có quyền nào dưới đây?

A. Sở hữu hợp pháp giá trị mà di sản văn hóa mang lại.

B. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.

C. Định đoạt việc sử dụng và khai thác di sản văn hóa.

D. Tham gia nghiên cứu giá trị của các di sản văn hóa.

Câu 11. Trên đường đi học về, K và V phat hiện mấy thanh niên lấy trộm cổ vật trong nôi chùa của làng. K rủ V đi báo công an nhưng V từ chối và nói: “Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy. Tớ không làm đâu, cậu thích thì tự đi báo công an đi”.

Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá?

A. Bạn K.

B. Bạn V.

C. Hai bạn K và V.

D. Không có bạn nào

Câu 12. Công dân tích cực tham gia các hoạt động như Giờ Trái Đất, dọn dẹp vệ sinh đường phố, tố cáo các hành vi vi xâm phạm đến môi trường là thực hiện

A. quyền của công dân trong bảo vệ môi trường.

B. nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường.

C. quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường.

D. trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?

A. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.

B. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

C. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông.

D. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.

Câu 14. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

Trường của A tổ chức cuộc thi sáng tạo về bảo vệ môi trường, và nhóm của A quyết định thực hiện một dự án tuyên truyền về việc hạn chế sử dụng túi nilon. Trong quá trình thực hiện, một số bạn trong lớp không mấy quan tâm và còn chế giễu rằng: "Chỉ là học sinh, sao có thể thay đổi thói quen của mọi người được?"

Trước phản ứng đó, A nên làm gì?

A. Bỏ cuộc vì nghĩ rằng mọi người sẽ không hưởng ứng.

B. Tiếp tục kiên trì thực hiện dự án, đồng thời vận động thêm những người quan tâm tham gia.

C. Tranh cãi với những bạn có ý kiến trái chiều để chứng minh dự án của mình đúng.

D. Đổi chủ đề khác vì sợ dự án không thành công.

Câu 15. Pháp luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận tạo dựng nên, trên cơ sở

A. Tự nguyện và bình đẳng.

B. Hoà bình và hữu nghị.

C. Hợp tác và phát triển.

D. Tự do và hữu nghị.

Câu 16. Nhận định nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế?

A. Pháp luật quốc tế có hiệu lực cao hơn pháp luật quốc gia.

B. Pháp luật quốc tế có tác động tích cực tới sự hoàn thiện pháp luật quốc gia.

C. Pháp luật quốc gia ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành của pháp luật quốc tế.

D. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

Câu 17. Hành vi thực hiện chính sách cấm vận kinh tế, thương mại, tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cu-ba trong đoạn thông tin sau đây đã vi phạm nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế?

Thông tin. Trong hai ngày 1-2/11/2023, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 đã thảo luận về “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba”. Tại cuộc họp này, đông đảo các nước chia sẻ với những khó khăn mà nhân dân Cuba phải gánh chịu do ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm qua. Đồng thời, các nước cũng kêu gọi Mỹ chấm dứt ngay các lệnh cấm vận đối với Cuba.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 107 

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

B. Tận tâm, thiện chí trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.

C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

D. Cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Câu 18. Biên giới quốc gia trên bộ được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng

A. các tọa độ trên hải đồ.

B. hệ thống cột mốc quốc gia.

C. hệ thống các văn bản pháp luật.

D. các địa vật tự nhiên (núi, sông…).

Câu 19. Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở hai phương diện là

A. quyền lực và vật chất.

B. vật chất và tinh thần.

C. trực tiếp và gián tiếp.

D. hữu hình và vô hình.

Câu 20. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về công dân của quốc gia?

A. Là những người mang quốc tịch của quốc gia sở tại.

B. Chiếm bộ phận rất nhỏ trong cơ cấu dân cư của quốc gia.

C. Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật.

D. Được nhà nước bảo hộ khi công tác, học tập, lao động, sinh sống ở nước ngoài.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (2 điểm)

Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 21. Lựa chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d ở câu sau: 

a.  Không tôn trọng y, bác sĩ.

b. Thực hiện phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn.

c. Bà M khuyên hàng xóm nên tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện để đề phòng khi đau ốm.

d. Chị S tuyên truyền thông tin về chính sách an sinh xã hội của Nhà nước đến những người quen biết.

Câu 22. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d ở câu sau: 

a. Công dân có quyền tham quan các di sản văn hoá của dân tộc nhưng không có quyền tiếp cận di sản văn hoá đó.

b. Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ tham gia vào quá trình đưa ra quyết định về những vấn đề liên quan đến bảo vệ di sản văn hoá.

c. Bạn S đồng tình và ủng hộ các bạn có hành vi vứt rác tại khu di tích.

d.  Chị M mở câu lạc bộ để truyền bá kĩ thuật hát Ca trù cho trẻ em.

Phần III. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 23 (1 điểm). Anh/chị hiểu thế nào là dân cư, lãnh thổ đất liền và các vùng biển của Việt Nam?

Câu 24 (2 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống: Sau khi phát hiện ông S có hành vi khai thác trái phép 30 m gỗ thuộc rừng nguyên sinh khi chưa có sự đồng ý của chính quyền địa phương, bà C có ý định tổ cáo thì bị ông S chửi bởi. Đồng thời, ông 5 còn cho người đe doạ, ngăn cản bà C thực hiện việc tố cáo của mình.

a) Em có nhận xét gì về hành vi của ông S?

b) Theo em, bà C nên làm gì để bảo vệ quyền của mình trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

năm 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật 12

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (5 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân là

A. việc hai người khác giới đi đăng kí kết hôn.

B. việc hai người cùng giới hoặc khác giới đi đăng kí kết hôn.

C. quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

D. quan hệ giữa vợ và chồng sau khi tổ chức đám cưới.

Câu 2. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về người con hiếu thảo?

A. Sống thì chẳng cho ăn nào/ Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.

B. Ông sống ăn những cá thèn/ Bây giờ ông chết, trống kèn đưa ông.

C. Công cha, nghĩa mẹ nặng triều/ Ra công báo đáp ít nhiều phận con.

D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.

Câu 3. Theo quy định của pháp luật, Nhà nước có chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số vào học các trường đại học là thể hiện quyền bình đẳng

A. văn hóa.

B. chính trị.

C. an ninh.

D. giáo dục.

Câu 4. Luật Giáo dục quy định gì về trách nhiệm của cha mẹ đối với việc học tập của con em?

A. Có trách nhiệm tạo điều kiện cho con học tập

B. Không cần quan tâm đến việc học của con vì đó là trách nhiệm của nhà trường

C. Chỉ hỗ trợ tài chính, không cần quan tâm đến học tập

D. Không có trách nhiệm gì, con có quyền tự quyết định

Câu 5.  Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện giáo dục?

Trường hợp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A và anh V xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, người thân của chị A và anh V đã khuyên: không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để làm việc. Khuyên nhủ nhẹ nhàng không được, người thân của anh V và chị A đã dùng nhiều lời lẽ có tính xúc phạm về sự lựa chọn của hai người; đồng thời tỏ thái độ khinh miệt đồng bào dân tộc thiểu số. Bất chấp sự phản đối từ phía gia đình, chị A và anh V vẫn kiên định với lựa chọn của mình, vì: anh, chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ để phát triển văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

A. Anh V và chị A.

B. Chị A và người thân.

C. Anh V và người thân.

D. Người thân của anh V, chị A.

Câu 6. Pháp luật quy định về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thể hiện ở việc công dân

A. yêu cầu được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

B. tố cáo hành vi trái pháp luật trong khám, chữa bệnh.

C. chủ động tiếp cận với thông tin y tế về chăm sóc sức khỏe.

D. tôn trọng người làm việc trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Câu 7. Hành vi nào dưới đây thể hiện quyền của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe?

A. Anh N là cán bộ ý tế đã hướng dẫn đầy đủ các thủ tục nhập viện cho bệnh nhân.

B. Chị T đã bán chiếc xe máy thuộc sở hữu của mình cho một người khác.

C. Bà P đã có những góp ý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho bệnh viện.

D. Ban C là sinh viên được tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây là sai:

A. Người bệnh phải khám bệnh theo cơ sở khám bệnh được chỉ định.

B. Người bệnh không cung cấp bệnh sử cho bác sĩ điều trị là vi phạm nghĩa vụ công dân về bảo vệ,         chăm sóc sức khỏe.

C. Chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh là biểu hiện của nghĩa vụ công dân về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

D. Cơ sở khám bệnh có nghĩa vụ bảo mật thông tin đời tư mà người bệnh đã cung cấp trong quá trình khám, chữa bệnh.

Câu 9. Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Cổ vật quốc gia.

B. Di sản văn hóa.

C. Truyền thống dân tộc.

D. Di sản thiên nhiên thế giới.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây vi phạm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa?

A. Bà C mở câu lạc bộ để truyền bá kĩ thuật hát Xoan cho trẻ em.

B. Bạn B giới thiệu di sản văn hóa của quê hương trên mạng xã hội.

C. Anh P phát tán thông tin sai lệch về giá trị của lễ hội truyền thống.

D. Anh X tỏ thái độ phê phán các bạn có hành vi vứt rác tại khu di tích.

Câu 11. Nhóm bạn H đi tham quan một di tích lịch sử nổi tiếng. Trong quá trình tham quan, K lấy một viên gạch nhỏ từ di tích làm kỷ niệm. Nếu là bạn của K, em sẽ làm gì?

A. Khuyến khích K giữ lại để làm kỷ niệm.

B. Yêu cầu K đặt viên gạch lại chỗ cũ và giải thích hành vi này là sai.

C. Không quan tâm vì đó là việc của K.

D. Chỉ nhắc nhở K nhưng không yêu cầu trả lại.

Câu 12. “Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống (mỏ khóang sản, dầu khí, động vật,…)” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tài nguyên du lịch.

B. Môi trường tự nhiên.

C. Môi trường sinh thái.

D. Tài nguyên thiên nhiên.

Câu 13. Hành vi nào dưới đây không thể hiện về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Hưởng úng Giờ Trái Đất, gia đình nhà anh D đã tắt đèn điện trong một giờ.

B. Bạn H đã cùng lớp mình tham gia dọn vệ sinh khu vực xung quanh trường học.

C. Ông Q thường xử dụng xung điện trong đánh bắt cá.

D. Anh V đã xây dựng khu chứa nước thải của trang trại.

Câu 14.  Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

Trong khu phố nơi M sinh sống, có một nhà máy sản xuất thường xuyên xả nước thải chưa qua xử lý ra con kênh gần đó, làm nước bị đục và bốc mùi hôi thối. Người dân trong khu phố đã nhiều lần phàn nàn nhưng tình trạng này vẫn không thay đổi. Một số người lớn tuổi khuyên M và các bạn không nên can thiệp vì "người ta có quyền kinh doanh". Tuy nhiên, M biết rằng việc xả thải không kiểm soát sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống.

Trong tình huống này, M nên làm gì?

A. Thu thập thông tin, hình ảnh về tình trạng ô nhiễm và báo lên chính quyền địa phương hoặc cơ    quan bảo vệ môi trường.

B. Rủ bạn bè viết đơn khiếu nại gửi lên các cấp chính quyền để có biện pháp xử lý.

C. Phớt lờ vì nghĩ rằng mình chỉ là học sinh, không thể làm gì thay đổi.

D. Đến gặp trực tiếp chủ nhà máy để yêu cầu họ dừng ngay hành vi xả thải trái phép.

Câu 15. Pháp luật quốc tế góp phần giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và các chủ thể khác bằng phương pháp

A. Dùng vũ lực.

B. Hoà bình.

C. Cưỡng ép.

D. Can thiệp.

Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về luật quốc tế?

A. Luật quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên.

B. Luật quốc tế được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện giữa các quốc gia.

C. Luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau.

D. Các thoả thuận kí kết bằng văn bản giữa các chủ thể pháp luật quốc tế thì được gọi là điều ước quốc tế.

Câu 17. Tình huống sau đây phản ánh về vai trò nào của pháp luật quốc tế?

Tình huống. Do mâu thuẫn, tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa quốc gia A và quốc gia B trong nhiều năm mà chưa được giải quyết, quốc gia A đã dùng vũ lực tấn công vào lãnh thổ của quốc gia B, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế. Quốc gia B đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc can thiệp. Căn cứ vào pháp luật quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an đã ra nghị quyết yêu cầu quốc gia A tôn trọng pháp luật quốc tế, rút quân đội, lập lại hoà bình, an ninh ở quốc gia B. Quốc gia A buộc phải thực hiện nghị quyết của Liên hợp quốc, rút quân đội ra khỏi lãnh thổ quốc gia B.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật – bộ sách Cánh diều, trang 107

A. Là cơ sở để thiết lập các quan hệ ngoại giao, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia.

B. Duy trì và phát huy mối quan hệ liên minh giữa các tổ chức quốc tế phi chính phủ.

C. Là cơ sở duy nhất để xây dựng mối quan hệ liên minh giữa các quốc gia/ chủ thể khác.

D. Là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia/ chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

Câu 18. Theo chế độ đối xử quốc gia, người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, kinh tế, văn hóa cơ bản như công dân nước sở tại, nhưng bị hạn chế các quyền về chính trị như:

A. quyền bầu cử, ứng cử,...

B. quyền tự do ngôn luận.

C. quyền tự do kinh doanh.

D. quyền tiếp cận thông tin.

Câu 19. Trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia khác đều đường hưởng quyền tự do cơ bản là:

A. Tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm

B. Tự do khai thác tài nguyên thiên nhiên

C. Tự do đánh bắt cá mà không cần tuân thủ luật pháp của quốc gia ven biển

D. Tự do xây dựng căn cứ quân sự, tự do đi lại

Câu 20. Một quốc gia A viện dẫn quyền “tự vệ chính đáng” theo Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc để sử dụng vũ lực tấn công một nhóm vũ trang trong lãnh thổ quốc gia B, mà không có sự đồng ý của quốc gia B. Trong trường hợp này, hành động của quốc gia A có thể bị coi là vi phạm luật quốc tế nếu:

A. Quốc gia B chưa từng tham gia vào bất kỳ hành động tấn công nào chống lại quốc gia A.

B. Quốc gia A đã đưa vụ việc ra Hội đồng Bảo an nhưng chưa được phê duyệt.

C. Quốc gia A và quốc gia B không có tranh chấp lãnh thổ từ trước.

D. Quốc gia A sử dụng vũ khí không sát thương trong chiến dịch.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (2 điểm)

Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 21. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d ở câu sau: 

a. Người bệnh được tự do lựa chọn nơi khám, chữa bệnh.

b. Tham gia nghiên cứu y sinh về khám bệnh, chữa bệnh là nghĩa vụ của mọi công dân.

c. Chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh là biểu hiện của nghĩa vụ công dân về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

d. Người bệnh không cung cấp thông tin bệnh sử cho bác sĩ điều trị là vi phạm nghĩa vụ công dân về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Câu 22. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d ở câu sau: 

a. Trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân có quyền sống trong môi trường trong lành.

b. Để bảo vệ môi trường, hành vi chôn lấp chất độc, chất phóng xạ bị nghiêm cấm.

c. Trong bảo vệ môi trường, hoạt động của người dân ở làng nghề cần phải đảm bảo nộp thuế bảo vệ môi trường.

d. Đốt chất thải rắn ở nơi công cộng không thể hiện quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Phần III. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 23. Anh/chị hiểu thế nào là pháp luật quốc tế? Hãy nêu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

Câu 24. Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp: Nước A và nước B kí kết với nhau “Hiệp ước biên giới trên bộ", trong đó quy định các nội dung chi tiết, cụ thể về việc sử dụng chung nguồn nước trên sông, hồ biên giới và khai thác tài nguyên ở khu vực biên giới. Năm nay, do hạn hán kéo dài nên nguồn nước trên sông biên giới không đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ven sông của hai nước. Trước tình trạng này, chính quyền nước A đã gây khó khăn, cản trở cư dân nước B sử dụng nguồn nước chung của sông biên giới bằng cách sử dụng lực lượng vũ trang đe doạ, ngăn chặn cư dân nước B lấy nước sản xuất.

a) Hiệp định biên giới quốc gia giữa hai nước A và B gồm những nội dung gì?

b) Hành vi của nước Á trong tình huống trên có phù hợp với pháp luật quốc tế hay không? Giải thích vì sao.

Xem thử Đề CK2 KTPL 12 KNTT Xem thử Đề CK2 KTPL 12 CTST Xem thử Đề CK2 KTPL 12 CD

Xem thêm đề thi lớp 12 có đáp án các môn học hay khác:

Để học tốt lớp 12 các môn học sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học