Top 24 Đề kiểm tra, đề thi Toán lớp 6 Học kì 1 có đáp án
Để học tốt Toán lớp 6, phần dưới đây là Top 24 Đề kiểm tra, đề thi Toán lớp 6 Học kì 1 chọn lọc, có đáp án gồm các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết (45 phút), đề thi học kì 1. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Toán lớp 6.
Đề thi Toán lớp 6 Học kì 1
Top 4 Đề thi Toán lớp 6 Giữa kì 1 có đáp án
Top 5 Đề thi Toán lớp 6 Học kì 1 có đáp án
Top 7 Đề kiểm tra Toán lớp 6 Chương 1 Số học có đáp án
Đề kiểm tra 15 phút Chương 1
Đề kiểm tra 15 phút Toán lớp 6 Chương 1 Số học có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra 15 phút Toán lớp 6 Chương 1 Số học có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra 15 phút Toán lớp 6 Chương 1 Số học có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1
Đề kiểm tra 45 phút Toán lớp 6 Chương 1 Số học có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra 45 phút Toán lớp 6 Chương 1 Số học có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra 45 phút Toán lớp 6 Chương 1 Số học có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra 45 phút Toán lớp 6 Chương 1 Số học có đáp án (Đề 4)
Top 6 Đề kiểm tra Toán lớp 6 Chương 2 Số học có đáp án
Đề kiểm tra 15 phút Chương 2
Đề kiểm tra 15 phút Toán lớp 6 Chương 2 Số học có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra 15 phút Toán lớp 6 Chương 2 Số học có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra 15 phút Toán lớp 6 Chương 2 Số học có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2
Đề kiểm tra 45 phút Toán lớp 6 Chương 2 Số học có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra 45 phút Toán lớp 6 Chương 2 Số học có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra 45 phút Toán lớp 6 Chương 2 Số học có đáp án (Đề 3)
Top 6 Đề kiểm tra Toán lớp 6 Chương 1 Hình học có đáp án
Đề kiểm tra 15 phút Chương 1
Đề kiểm tra 15 phút Toán lớp 6 Chương 1 Hình học có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra 15 phút Toán lớp 6 Chương 1 Hình học có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra 15 phút Toán lớp 6 Chương 1 Hình học có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1
Đề kiểm tra 45 phút Toán lớp 6 Chương 1 Hình học có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra 45 phút Toán lớp 6 Chương 1 Hình học có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra 45 phút Toán lớp 6 Chương 1 Hình học có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra 1 tiết Toán lớp 6 Chương 1 Số học
Bài 1. (3 điểm) Các số tự nhiên nhỏ hơn 1000, có bao nhiêu số :
a) Chia hết cho 2
b) Chia hết cho 5
c) Chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
Bài 2. (2 điểm) Tính số lượng các ước của các số sau. Sau đó hãy viết tập hợp các ước của số đó
a) 72
b) 120
Bài 3. (2 điểm) Học sinh khối 6 của một trường tập chung dưới sân trường để chào cờ. Nếu xếp theo hàng 20; 25; 30 thì đều dư 12 học sinh, nhưng nếu xếp hàng 26 thì vừa đủ. Tính số học sinh khối lớp 6 này,biết rằng số học sinh này ít hơn 700 học sinh
Bài 4. (1,5 điểm) Tìm số tự nhiên x lớn nhất, biết rằng 428 và 708 chia cho x được số dư là 8.
Bài 5. (1,5 điểm) Tìm số tự nhiên nhỏ nhất chia cho 3, cho 4, cho 5 thì có số dư lần lượt là 1, 3, 1.
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1.
a) Tập hợp các số chia hết cho 2 nhỏ hơn 1000 là { 0 ; 2 ; 4 ; ... ; 996 ; 998 }
Số các phần tử thuộc tập hợp trên là: ( 998 – 0 ) : 2 + 1 = 500 (phần tử)
b) Tập hợp các số chia hết cho 5 nhỏ hơn 1000 là { 0 ; 5 ; 10 ;... ; 990 ; 995 }
Số các phần tử thuộc tập hợp trên là: ( 995 – 0 ) : 5 + 1 = 200 (phần tử)
c) Trong một chục có 4 số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
Từ 0 đến 999 có 100 chục nên ta có: 4 . 100 = 400 (số)
Số 1000 không phải đếm.
Vậy cả 400 số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
Bài 2.
a) 72 = 23 . 32 có (3 + 1) . (2 + 1) = 12 (ước)
Ư(72) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 9; 12; 18; 24; 36; 72}
b) 120 = 23 . 3 . 5 có ( 3 + 1 ) . ( 1 + 1 ) . ( 1 + 1 ) = 16 (ước)
Ư(120) = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12; 15; 20; 24; 30; 40; 60; 120}
Bài 3.
Gọi số học sinh là A
Theo bài ra ta có A chia hết cho 26
⇒ A ∈ B(26)
Mà số học sinh toàn trường xếp theo hàng 20, 25, 30 đều dư 12
⇒ A - 12 chia hết cho 20, 25, 30
Mà BCNN(20, 25, 30) = 300
⇒ số học sinh toàn trường ∈ B(300) = (0, 300, 600,...)
A - 12 = 300 hoặc 600 (vì số học sinh toàn trường ít hơn 700 học sinh)
TH1: A - 12 = 300
⇒ A = 300 + 12 = 312 (tm vì 312 là bội của 26)
TH2: A - 12 = 600
⇒ A = 600 + 12 = 612 (loại vì 612 không phải là bội của 26)
Vậy số học sinh toàn trường là 312 em.
Bài 4.
Theo đề bài, ta có:
428 – 8 = 420 chia hết cho x
708 – 8 = 700 chia hết cho x (x ∈ N, x > 8) và x lớn nhất
Do đó x là ước chung lớn nhất của 420, 700
420 = 22 . 3 . 5 . 7 ;
700 = 22 . 52 . 7
ƯCLN ( 420 ; 700 ) = 22 . 5 . 7 = 140
Vậy x = 140.
Bài 5.
Gọi n là số cần tìm.
Ta có: n – 1 là bội của 3, n – 3 là bội của 4, n – 1 là bội của 5
Suy ra: 2( n – 1) ⋮ 3 ;
2(n – 3) ⋮ 4 ;
2(n – 1) ⋮ 5
Do đó: 2n chia cho 3, 4, 5 đều dư 2. Nên 2n – 2 là BCNN của 3, 4, 5
2n – 2 = 60 ⇒ n = 31.
Đề kiểm tra 1 tiết Toán lớp 6 Chương 2 Số học
Bài 1. (2 điểm) Tính
a) 49 + (11 – 25)
b) -8 + 5 . (-9)
c) 40 – (-7)2
d) | -15 + 21| – | 4 – 11|
Bài 2. (2 điểm) Tính tổng các số nguyên x, biết:
a) -3 < x < 2
b) -789 < x ≤ 789
Bài 3. (3 điểm) Tìm x ∈ Z, biết:
a) x + 9 = 2 - 17
b) x - 17 = (-11) . (-5)
c) |x – 5| = (-4)2
Bài 4. (3 điểm) Tìm các số nguyên x sao cho:
a) -7 là bội của x + 8
b) x – 2 là ước của 3x – 13
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1.
a) 35
b) -53
c) 40 – (-7)2 = 40 – 49 = -9
d)| -15 + 21| - | 4 – 11 | = | 6 | - | -7 | = 6 – 7 = -1
Bài 2.
a) -3 < x < 2 => x = -2 ; -1 ; 0 ; 1
Do đó tổng các số là : -2 + (-1) + 0 + 1 = -2
b) -789 < x ≤ 789
⇒ x = -788 ; -787; …. ; 787 ; 788 ; 789
⇒ Tổng các số là: ( -787 + 788 ) + ( -787 + 787 )+ … + 789 = 789
Bài 3.
a) x + 9 = 2 - 17
x + 9 = - 15
x = -15 – 9
x = -24
Vậy x = -24
b) x - 17 = (-11) . (-5)
x – 17 = 55
x = 17 + 55
x = 72
c)| x – 5 | = (-4)2
| x – 5 | = 16
x – 5 = 16 hoặc x – 5 = -16
x = 21 hoặc x = -11
Bài 4.
a) -7 là bội của x + 8. Nên x + 8 là ước của -7
x + 8 ∈ {1; -1; 7; -7}
x ∈ {-7; -9; -1; -15}
b) Ta có: 3x – 13 = 3x – 6 – 7 = 3 ( x – 2 ) – 7
Vì x – 2 là ước của 3x – 13 nên x – 2 là ước của 3(x – 2) – 7
Nên x – 2 là ước của 7 ⇒ x – 2 ∈ {1 ; -1 ; 7 ; -7}
x ∈ {3 ; 1 ; 9 ; -5}
Đề kiểm tra 1 tiết Toán lớp 6 Chương 1 Hình học
Bài 1. (2 điểm) Lấy 3 điểm không thẳng hàng M , N, P. Vẽ hai tia MN, MP sau đó vẽ tia Mx cắt đoạn thẳng NP tại Q nằm giữa N, P.
Bài 2. (3 điểm) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm C nằm giữa hai điểm A và M, điểm D nằm giữa hai điểm M và B.
a) Tia MC trùng với tia nào? Vì sao ?
b) Tia MD trùng với tia nào? Vì sao ?
c) Điểm M có nằm giữa hai điểm C và D không? Vì sao?
Bài 3. (1 điểm) Cho trước một số điểm. Cứ qua hai điểm vẽ một đoạn thẳng. Biết rằng có 55 đoạn thẳng. Hỏi có bao nhiêu điểm cho trước?
Bài 4. (4 điểm) Trên tia Ox lấy hai điểm M, N sao cho OM = 8 cm, ON = 4 cm. Gọi I là trung điểm MN.
a) Chứng tỏ rằng N là trung điểm của đoạn thẳng OM.
b) Tính IM
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1.
Bài 2.
a) Vì C nằm giữa A, M nên hai tia MA , MC trùng nhau.
b) Vì D nằm giữa M, B nên hai tia MD , MB trùng nhau.
c) Vì M nằm giữa A, B nên hai tia MA , MB đối nhau. Mà hai tia MC, MA trùng nhau, hai tia MD, MB trùng nhau. Do vậy hai tia MC, MD đối nhau
Suy ra điểm M nằm giữa C và D.
Bài 3.
Gọi số điểm cho trước là n (n ∈ N*)
Vẽ từ 1 điểm bất kì với n – 1 điểm còn lại, ta được n – 1 đoạn thẳng.
Với n điểm, nên có n(n – 1) (đoạn thẳng). Nhưng mỗi đoạn thẳng đã được tính 2 lần. Do đó số đoạn thẳng thực sự có là: n(n – 1) : 2 (đoạn thẳng)
Theo đề bài ta có:
n(n – 1) : 2 = 55
n(n – 1) = 55 . 2
n(n – 1) = 110
n(n – 1) = 11 . 10
n = 11
Vậy có 11 điểm cho trước
Bài 4.
a) Trên tia Ox có M, N và ON < OM (vì 4 cm < 8 cm ), nên N nằm giữa O và M
Do đó ON + MN = OM
4 + MN = 8
MN = 8 – 4 = 4 (cm)
Vì N nằm giữa O và M và ON = MN ( =4cm ) nên N là trung điểm của đoạn thẳng OM.
b) I là trung điểm của đoạn thẳng MN nên
Đề thi Học kì 1 Toán lớp 6
Bài 1. (1,5 điểm) Tính bằng cách hợp lý (nếu có thể)
a) (-21) + | -50 | + (-29) – | -2016 |
b) 36 : 32 + 32 . 23 -150
c) ( 5103 – 5102 – 5101) : ( 599 . 26 – 599)
Bài 2.
a) 115 + 5 ( x – 4 ) = 120
b) 5|x| – 100 = 37 : 35
c) 22016 . 2x-1 = 22015
Bài 3. (1,5 điểm) Cho A = {x ∈ N / 24 ⋮ x, 60 ⋮ x và 5 ≤ x ≤ 10}. Viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử.
Bài 4. (2 điểm) Số học sinh khối 6 của một trường chưa đến 200 học sinh. Biết rằng khi xếp hàng 4, hàng 5 hay hàng 6 thì đều thiếu 1 học sinh nhưng xếp hàng 7 thì vừa đủ. Tìm số học sinh khối 6 của trường đó.
Bài 5. (3 điểm) Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 3cm, OB = 5 cm.
a) Tính AB
b) Lấy điểm C thuộc tia đối của tia BA sao cho BC = 2cm. Chứng tỏ B là trung điểm của AC.
c) Lấy điểm M là trung điểm của OA. Tính MC.
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1.
a) (-21) + |-50| + (-29) – |-2016|
= (-21) + 50 + (-29) – 2016
= [(-21) + (-29) + 50] – 2016 = ( -50 +50 ) – 2016
= 0 – 2016 = - 2016 .
b) 36 : 32 + 32 . 23 -150
= 36 : 9 + 9 . 8 – 1 = 4 + 72 – 1 = 76 – 1 = 75
c) ( 5103 – 5102 – 5101) : ( 599 . 26 – 599)
= ( 5103 – 5102 – 5101) : [ 599 . ( 26 – 1)]
= ( 5103 – 5102 – 5101) : ( 599 . 25 )
= 5101 ( 52 – 51 – 50) : ( 599 . 52 )
= ( 5101 . 19 ) : 5101 = 19
Bài 2.
a) 115 + 5 ( x – 4 ) = 120
5 ( x – 4 ) = 120 – 115
5 ( x – 4 ) = 5
x – 4 = 5 : 5
x – 4 = 1
x = 1 + 4
x = 5
b) 5| x | – 100 = 37 : 35
5| x | – 1 = 32
5| x | = 9 + 1
5| x | = 10
| x | = 2
x = 2 hoặc x = -2
c) 22016 . 2x-1 = 22015
2x-1 = 22015 : 22016
2x-1 = 22015 - 2016
2x-1 = 2-1
⇒ x – 1 = -1
x = -1 + 1
x = 0
Bài 3.
Ta có 24 ⋮ x , 30 ⋮ x , 60 ⋮ x
x ∈ ƯC (24, 30, 60)
24 = 23 . 3 , 30 = 2 . 3 . 5 ; 60 = 22 . 3 . 5
ƯCLN (24, 30, 60) = 2 . 3 = 6. Nên x ∈ ƯC( 6 )
Do đó x ∈ { 1; 2; 3; 6 }
Mà 5 ≤ x ≤ 10. Nên x = 6.
Vậy A = { 6 }
Bài 4.
Gọi số học sinh khối 6 của trường đó là x (học sinh) (x ∈ N*)
Theo đề bài khi xếp hàng 4, hàng 5, hàng 6 đều thiếu 1 học sinh nên x + 1 chia hết cho 4, 5, 6. Mặt khác xếp hàng 7 thì vừa đủ nên x ⋮ 7. Mà số học sinh chưa đến 200 học sinh nên x < 200.
BCNN ( 4, 5, 6 ) = 60
BC ( 4, 5, 6 ) = B ( 60 ) = { 0; 60; 120; 180; 240; … }
Từ đó x + 1 ∈ { 60; 120; 180; 240; … }
Do đó x ∈ { 59; 119; 179; 239; … }
Mà x < 200. Nên x = 119 hoặc x = 179
Ta có 119 = 17 . 7 ; 179 không chia hết cho 7
Vậy x = 119 thích hợp
Số học sinh khối 6 của trường đó là 119 học sinh.
Bài 5.
a) Trên tia Ox có A, B và OA < OB (và 3cm < 5cm). Do đó điểm A nằm giữa hai điểm O và B
Ta có OA + AB = OB
3 + AB + 5
AB = 5 – 3
AB = 2 (cm)
b) Ta có B nằm giữa A và C
AB = BC ( = 2cm)
Do đó B là trung điểm của AC
c) Ta có M là trung điểm của OA
Ta có B nằm giữa O và C
Do đó OC = OB + BC
OC = 5 + 2
OC = 7 (cm)
Mà M nằm giữa O và C
Do đó OM + MC = OC
1,5 + MC = 7
MC + 7 – 1,5
MC = 5,5 (cm)
Mục lục Đề thi Toán 6 theo chương và học kì:
- Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên
- Chương 2: Số nguyên
- Chương 1: Đoạn thẳng
- Đề thi Toán 6 Học kì 1
- Chương 3: Phân số
- Chương 2: Góc
- Đề thi Toán 6 Học kì 2
- Đề thi học sinh giỏi toán 6
Loạt bài Đề thi Toán 6 | Đề thi 15 phút, 45 phút, 1 tiết, học kì 1, học kì 2 Toán 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán 6 Tập 1 và Tập 2 gồm đầy đủ 2 phần: Số học và Hình học giúp bạn giành điểm cao trong các bài kiểm tra Toán lớp 6 hơn.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)