Top 9 Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án

Top 9 Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án

Dưới đây là danh sách Top 9 Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Hóa học 12.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Cho nguyên tử khối: H = 1, N = 14, O = 16, S = 32, Mg = 24, Fe = 64, Fe = 56, Cl = 35,5, Cr = 52, Al = 27, Na = 23, K = 39, Zn = 65, Mn = 55.

Câu 1: Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là

 A. Fe(OH)3.

 B. Fe(OH)2.

 C. Fe2O3.

 D. FeO.

Câu 2: Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?

 A. Fe(OH)3, Al(OH)3.

 B. Cr(OH)3, Al(OH)3.

Quảng cáo

 C. NaOH, Al(OH)3 .

 D. Cr(OH)3, Fe(OH)3.

Câu 3: Để khử hoàn toàn 8,0g bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là

 A. 5,4g.

 B. 8,1g.

 C. 1,35g.

 D. 2,7g.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

 A. 3,36.

 B. 2,24.

 C. 4,48.

 D. 1,12.

Câu 5: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch

 A. KNO3.

 B. CuSO4.

 C. Na2CO3.

 D. CaCl2.

Câu 6: Cho dãy kim loại: Na, Al, Fe, Cu, Cr, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

 A. 2.

 B. 3.

 C. 4.

 D. 5.

Câu 7: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III) ?

 A. Dung dịch CuSO4.

 B. Dung dịch HNO3 loãng dư.

 C. Dung dịch H2SO4 loãng.

 D. Dung dịch HCl.

Quảng cáo

Câu 8: Số oxi hóa đặc trưng của crom trong hợp chất là

 A. +2, +4, +6.

 B. +2,+3,+6.

 C. +3, +4, +6.

 D. +2, +3, +4.

Câu 9: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố 26Fe thuộc nhóm

 A. VIB.

 B. IA.

 C. IIA.

 D. VIIIB.

Câu 10: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn là

 A. Fe3O4.

 B. Fe.

 C. FeO.

 D. Fe2O3.

Câu 11: Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong 10,0 gam hỗn hợp X là

 A. 5,6g.

 B. 8,4g.

Quảng cáo

 C. 2,8g.

 D. 1,6g.

Câu 12: Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất sắt chính có trong quặng?

 A. Hematit nâu chứa Fe3O4.

 B. Manhetit chứa Fe3O4.

 C. Xiđêrit chứa FeCO3.

 D. Pirit chứa FeS2.

Câu 13: Để khử hoàn toàn 16,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe cần dùng vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là

 A. 15g.

 B. 16g.

 C. 17g.

 D. 18g.

Câu 14: Ngâm một đinh sắt trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, đem cân thấy khối lượng tăng 1g. Khối lượng Fe tham gia phản ứng là

 A. 7g.

 B. 8g.

 C. 5,6g.

 D. 8,4g.

Câu 15: Cho dãy các chất: FeO, Fe, Cr(OH)3, Cr2O3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

 A. 1.

 B. 2.

 C. 3.

 D. 4.

Câu 16: Cho 5,6g sắt tác dụng hết với khí Cl2 dư thu được m(g) muối. Giá trị của m là

 A. 10,2g.

 B. 7,9g.

 C. 16,25g.

 D. 14,6g.

Câu 17: Khử hoàn toàn 16g Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khí sinh ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là

 A. 10g.

 B. 15g.

 C. 20g.

 D. 30g.

Câu 18: Hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,1 mol. Khối lượng hỗn hợp A là

 A. 23,2g.

 B. 46,4g.

 C. 232g.

 D. 464g.

Câu 19:Biết Cr (z = 24) cấu hình electron của Cr3+

 A. [Ar]3d54s1

 B. [Ar]3d3

 C. [Ar]3d44s2

 D. [Ar]3d64s2

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai?

 A. Cr(OH)3 tan trong dung dịch NaOH.

 B. Trong môi trường axit, Zn khử Cr3+ thành Cr.

 C. Photpho bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

 D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa CrO2- thành CrO42- .

Câu 21: Khi thêm axit HCl và muối K2CrO4 thì dung dịch tạo thành có màu

 A. Màu vàng.

 B. Màu da cam.

 C. Màu lục.

 D. Không màu.

Câu 22: Nhóm kim loại nào không tác dụng với HNO3 đặc nguội ?

 A. Al, Fe, Cu.

 B. Al, Fe, Cr.

 C. Al, Cr, Zn.

 D. Fe, Cu, Zn.

Câu 23: Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với 400ml dd HNO3 1M ta thu được dd X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất) khi cô cạn X, khối lượng Fe(NO3)3 thu được là

 A. 26,44g.

 B. 24,2g.

 C. 4,48g.

 D. 21,6g.

Câu 24: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để tác dụng đủ với 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch (có H2SO4 làm môi trường) là

 A. 26,4g.

 B. 29,4g.

 C. 27,4g.

 D. 58,8g.

Câu 25: Cho phương trình: Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag. Phát biểu sai về phản ứng trên là ?

 A. Ag+ oxi hóa được Fe2+.

 B. Tính khử của Ag+ mạnh hơn Fe3+.

 C. Fe2+ khử được Ag+.

 D. Tính khử Fe2+ mạnh hơn Ag.

Câu 26: Cho phản ứng sau:

2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O

Tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng trong phương trình trên là:

 A. 13.

 B. 20.

 C. 25.

 D. 27.

Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 14,7g hỗn hợp gồm Al, Cu, Fe (có số mol bằng nhau) trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y được 69,37g muối khan. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là

 A. 1,00935.

 B. 0,2639.

 C. 0,32265.

 D. 0,9745.

Câu 28: Cho các chất sau: (1) Cl2, (2) H2SO4 loãng, (3) HNO3 loãng, (4) H2SO4 đặc, nguội. Khi cho Fe tác dụng với chất nào trong số các chất trên đều tạo được hợp chất trong đó sắt (III) ?

 A. (1) , (2).

 B. (1), (3) , (4).

 C. (1), (2) , (3).

 D. (1), (3).

Câu 29: Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây ?

 A. Zn.

 B. Fe.

 C. Cu.

 D. Ag.

Câu 30: Cho 13,6g hỗn hợp Fe và Cr tác dụng hết với dung dịch HCl nóng thấy có 5,6 lít khí H2 thoát ra (đktc). Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị m là

 A. 31,35.

 B. 31,75.

 C. 22,48.

 D. 22,45.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1. A

Sắt (III) hiđroxit: Fe(OH)3.

Câu 2. B

Cr(OH)3, Al(OH)3 là các hiđroxit lưỡng tính.

Câu 3. D

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 4. B

Bảo toàn electron có: nkhí = nFe = 0,1 mol → V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Câu 5. B

 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Câu 6. C

Kim loại phản ứng được với HCl là những kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.

→ Những kim loại phản ứng là: Na, Al, Fe, Cr.

Câu 7. B

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.

Câu 8. B

Crom có các số oxi hóa từ +1 đến +6. Trong đó số oxi hóa phổ biến là: +2,+3,+6.

Câu 9. D

Fe (z = 26): [Ar]3d63s2

→ Fe thuộc nhóm VIIIB (8 electron hóa trị, nguyên tố d).

Câu 10. D

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 11. D

Cho Fe và Cu phản ứng với HCl loãng chỉ có Fe phản ứng

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 12. A

Hemantit nâu chứa Fe2O3.nH2O.

Câu 13. A

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 14. A

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 15. D

 FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

 Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O

 Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O.

Câu 16. C

Muối là FeCl3

Bảo toàn Fe có nmuối = nFe = 0,1 mol

mmuối = 0,1.162,5 = 16,25 gam.

Câu 17. D

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 18. B

mA = 0,1 (72 + 160 + 232) = 46,4 gam.

Câu 19. B

Cr (Z = 24): [Ar]3d54s1 → Cr3+: B. [Ar]3d3.

Câu 20. B

Trong môi trường axit: 2Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn2+.

Câu 21. B

2CrO42- (vàng) + 2H+ Cr2O72- (da cam) + H2O

Câu 22. A

Al, Fe, Cr bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội.

Câu 23. B

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 24. B

Áp dụng định luật bảo toàn electron có: nK2Cr2O7 = nFeSO4 → nK2Cr2O7 = 0,1 mol

Khối lượng K2Cr2O7 là: m = 0,1.294 = 29,4 gam.

Câu 25. B

Tính oxi hóa của Ag+ mạnh hơn Fe3+.

Câu 26. C

Tổng hệ số = 2 + 3 + 8 + 2 + 6 + 4 = 25.

Câu 27. A

Gọi số mol Al, Cu, Fe bằng nhau và bằng x mol

→ 27x + 64x + 56x = 14,7 → x = 0,1 (mol)

Do HNO3 dư nên muối trong Y gồm: Al(NO3)3: 0,1 mol; Cu(NO3)2: 0,1 mol; Fe(NO3)3 0,1 mol và NH4NO3 (có thể có) y mol.

mmuối = 69,37 (gam) → 213.0,1 + 188.0,1 + 242.0,1 + 80y = 69,37

→ y = 0,063375 mol

Gọi số mol NO và N2O lần lượt là a và b (mol)

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Bảo toàn electron có: 3.nAl + 2nCu + 3.nFe = 3a + 8b + 0,063375.8

→ 3a + 8b = 0,293 (2)

Từ (1) và (2) có a = 0,0374 và b = 0,0226.

Bảo toàn N có:

nAxit = 3.nAl + 2nCu + 3.nFe = 0,0374 + 2.0,0226 + 2. 0,063375 = 1,00935 mol.

Câu 28. D

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)

Câu 29. D

Ag + FeCl3 → không phản ứng.

Câu 30. A

Bảo toàn H có: nAxit = 2.nkhí = 0,5 mol

→ mmuối = mKL + mgốc axit = 13,6 + 0,5.35,5 = 31,35 gam.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, H = 1, O = 16, Fe = 56, Al = 27, S = 32.

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng sau: chất X + H2SO4 → FeSO4 + SO2 + H2O. Hãy cho biết, chất X có thể là chất nào trong số các chất sau?

A. FeSO3.

B. FeS.

C. Fe.

D. Tất cả đều thoả mãn.

Câu 2: Cấu hình electron của ion Cr3+

A. [Ar]3d5.

B. [Ar]3d4.

C. [Ar]3d2.

D. [Ar]3d3.

Câu 3: Thuốc thử duy nhất để nhận biết các dung dịch: FeCl2, FeCl3, CrCl3, CuCl2

A. Dung dịch H2SO4 loãng.

B. Quỳ tím.

C. Dung dịch Ba(OH)2 dư.

D. Dung dịch HCl.

Câu 4: Khi đốt Fe với bột lưu huỳnh trong điều kiện không có oxi thu được chất X. Hãy cho biết công thức của X.

A. FeS.

B. FeS2.

C. Fe2S3.

D. Cả hỗn hợp 3 chất.

Câu 5: Cho 5,4 gam bột nhôm vào dung dịch HNO3 loãng 1M, nóng, vừa đủ không thấy có khí thoát ra. Thể tích HNO3 đã dùng là

A. 750 ml.

B. 250 ml.

C. 200 ml.

D. 400 ml.

Câu 6: Crom không tan được trong dung dịch

A. H2SO4 đặc, nguội.

B. HBr đặc, nguội.

C. HCl đặc.

D. HNO3 đặc, nóng.

Câu 7: Ion Al3+ bị khử trong trường hợp nào sau đây?

A. Điện phân Al2O3 nóng chảy.

B. Điện phân dd AlCl3 với điện cực trơ có màng ngăn.

C. Dùng H2 khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.

D. Thả Na vào dung dịch Al2(SO4)3.

Câu 8: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là

A. 20.

B. 80.

C. 60.

D. 40.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.

B. Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 4H2O.

C. 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

D. 6FeCl2 + 3Br2 → 2FeBr3 + 4FeCl3.

Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

A. 5,81 gam.

B. 6,81 gam.

C. 4,81 gam.

D. 3,81 gam.

II. Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm): Viết các PTHH xảy ra trong sơ đồ sau:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

Câu 2 (2 điểm): Cho 42,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 1) tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn. Viết các PTHH xảy ra và Tính giá trị của m.

Câu 3 (2 điểm): Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Tính giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên.

Đáp án & Thang điểm

1. Phần trắc nghiệm (0,5 điểm/ 1 câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/a A D C A A A A D B B

Câu 1: FeSO3 + H2SO4 → FeSO4 + SO2 + H2O. Chọn đáp án A.

Câu 2: Cấu hình electron của ion Cr3+ là [Ar]3d3. Chọn đáp án D.

v

Câu 3: Dùng Ba(OH)2 dư, hiện tượng:

+ Kết tủa trắng hơi xanh bị hóa nâu đỏ trong không khí → FeCl2

+ Kết tủa nâu đỏ → FeCl3

+ Kết tủa xanh → CuCl2

+ Tạo kết tủa sau đó kết tủa tan trong Ba(OH)2 dư → CrCl3. Chọn đáp án C.

Câu 4: Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5). Chọn đáp án A.

Câu 5:

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

→ V = 0,75 : 1 = 0,75 lít = 750 ml. Chọn đáp án A.

Câu 6: Crom không tan được trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Chọn đáp án A.

Câu 7: Ion Al3+ bị khử trong trường hợp điện phân Al2O3 nóng chảy. Chọn đáp án A.

Câu 8: Bảo toàn e có nKMnO4 = 0,1 : 5 = 0,02 mol → V = 0,02 : 0,5 = 0,04 lít = 40 ml.

Chọn đáp án D.

Câu 9: Phản ứng không đúng: Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 4H2O. Chọn đáp án B.

Câu 10: nO (oxit) = naxit = ngốc axit = 0,05 mol

mkl (oxit) = 2,81 – 0,05.16 = 2,01 gam.

mmuối = mkl (oxit) + mgốc axit = 2,01 + 0,05.96 = 6,81 gam. Chọn đáp án B.

2. Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm): HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm, thiếu cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PT

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

Câu 2 (2 điểm): Gọi số mol Fe3O4 là a → số mol Cu là 3a (mol)

→ 232a + 64.3a = 42,4 → a = 0,1 mol

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

nCu dư = 0,3 – 0,1 = 0,2 → mCu = 0,2.64 = 12,8 gam

Câu 3 (2 điểm): Tính được n↓ = 0,1 mol

Để V là lớn nhất thì sau khi tạo kết tủa, kết tủa tan một phần.

Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 5)

→ nNaOH = 0,2 + 0,6 + 0,1 = 0,9 mol

V = 0,9 : 2 = 0,45 lít.

Chú ý: HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

Xem thêm các đề thi Hóa học 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên