Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Học kì 2 trắc nghiệm có đáp án (Bài số 2 - 8 đề)
Dưới đây là danh sách Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Học kì 2 trắc nghiệm có đáp án (Bài số 2 - 8 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Hóa học 12.
Bộ Đề thi 15 phút Hóa học 12
Trắc nghiệm
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 1)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16, H = 1, C = 12, Zn = 65, Al = 27, Fe = 56.
Câu 1: Vị trí của Crom (z = 24) trong bảng tuần hoàn là
A. ô 24, chu kỳ 4, nhóm VIA.
B. ô 24, chu kỳ 4, nhóm VIB.
C. ô 24, chu kỳ 4, nhóm IB.
D. ô 24, chu kỳ 4, nhóm IIB.
Câu 2: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp (HNO3 0,8M + H2SO4 0,2M), sản phẩm khử duy nhất của HNO3 là NO. Thể tích khí NO (đktc) là
A. 0,672 lít.
B. 0,336 lít.
C. 0,747 lít.
D. 1,792 lít.
Câu 3: Trong các loại quặng sắt sau, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
A. hematit đỏ.
B. xiđerit.
C. hematit nâu.
D. manhetit.
Câu 4: Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với Cl2 tạo ra muối Y. Phần 2 cho tác dụng với dd HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng với muối Y lại thu được muối Z. Vậy X là kim loại nào sau đây?
A. Mg.
B. Al.
C. Zn.
D. Fe.
Câu 5: Thí nghiệm nào sau đây tạo ra muối sắt (II)?
A. Đun nóng hỗn hợp Fe và S.
B. Đốt dây sắt trong bình khí clo.
C. Cho sắt vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
D. Cho FeO tác dụng với dung dịch HNO3, đặc nóng.
Câu 6: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)2 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là
A. Fe3O4.
B. FeO.
C. Fe.
D. Fe2O3.
Câu 7: Hoà tan hỗn hợp gồm: Na2O, BaO, Al2O3, FeO vào nước (dư), thu được dung dịch X và một chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là
A. Fe(OH)3.
B. K2CO3.
C. Al(OH)3.
D. BaCO3.
Câu 8: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là
A. Fe, Al, Cr.
B. Fe, Al, Ag.
C. Fe, Al, Cu.
D. Fe, Zn, Cr
Câu 9: Cho 4,9 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 60% khối lượng) vào một lượng dung dịch HNO3 khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 2,3 gam chất rắn không tan. Khối lượng muối tạo thành là
A. 8,18 g.
B. 6,5 g.
C. 10,07 g.
D. 8,35 g.
Câu 10: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,68 gam.
B. 88,20 gam.
C. 101,48 gam.
D. 97,80 gam.
Đáp án & Thang điểm
Biểu điểm 1 điểm / 1 câu.
Câu 1: B
Ta có cấu hình electron của Cr: [Ar] 3d54s1
→ Crom ở ô thứ 24 do z = 24, chu kỳ 4 do có 4 lớp electron, nhóm VIB do có 6 electron hóa trị, nguyên tố d.
Câu 2: A
Sau phản ứng H+ hết đầu tiên
→ VNO = 0,03.22,4 = 0,672 lít.
Câu 3: D
Quặng hematit đỏ: Fe2O3
Quặng xiđerit: FeCO3
Quặng hematit nâu: Fe2O3.nH2O.
Quặng manhetit: Fe3O4.
→ Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là manhetit.
Câu 4: D
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.
Câu 5. A
Fe + S → FeS
Câu 6: D
Câu 7: C
Dung dịch X chứa: Na+, Ba2+, AlO2-, có thể có OH-, chất rắn Y là FeO.
Sục CO2 dư vào X thu được kết tủa là Al(OH)3.
CO2 + 2H2O + AlO2- → Al(OH)3↓ + HCO3-
Câu 8: A
Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là Fe, Al, Cr.
Câu 9: A
Ta có mCu = 2,94 gam , mFe = 1,96 gam, nFe = 0,035 mol; nCu = 0,046 mol.
→ Sau phản ứng còn 2,3 gam < 2,94 gam → chất rắn không tan là Cu,dung dịch sau phản ứng chứa Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.
Có:
nFe(NO3)2 = nFe = 0,035 mol;
nCu(NO3)2 = nCu pư = = 0,01 mol.
→ mmuối = mFe(NO3)2 + mCu(NO3)2 = 0,035.180 + 0,01. 188= 8,18 gam.
Câu 10: C
naxit = nkhí = 0,1 mol → mdd axit = 98 gam.
Bảo toàn khối lượng: mdd sau = mKL + mdd axit - mkhí = 3,68 + 98 – 0,1.2 = 101,48 gam.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 2)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16, Mg = 24, Al = 27, Fe = 56, Cu = 64.
Câu 1: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Cr(OH)3.
B. Fe(OH)3.
C. CrO3.
D. FeO.
Câu 2: X2+ có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d6. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
A. ô số 26, chu kì 4 nhóm VIIIA.
B. ô số 26, chu kì 4, nhóm IIA.
C. ô số 24, chu kì 3, nhóm VIIIB.
D. ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm để bảo quản muối Fe2+ người ta thường
A. ngâm vào đó một đinh sắt.
B. cho vào đó một vài giọt dung dịch HCl.
C. mở nắp lọ đựng dung dịch.
D. cho vào đó vài giọt dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 4: Quặng sắt xiđerit có thành phần chính là
A. FeS2.
B. Fe3O4.
C. Fe2O3.
D. FeCO3.
Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(3) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch FeCl3
(5) Cho Fe vào dung dịch HCl đặc.
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II)?
A. 4 .
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 6: Chất nào dùng để phát hiện vết nước trong C2H5OH?
A. CaSO4 khan.
B. CuSO4 khan.
C. CuSO4.5H2O.
D. Cả A và B.
Câu 7: Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được 3,36 khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn và m gam muối. Giá trị của m là
A. 34,10.
B. 32,58.
C. 31,97.
D. 33,39.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 15,1 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 4,48 lít.
B. 8,96 lít.
C. 17,92 lít.
D. 11,20 lít.
Câu 9: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng giữa FeSO4 với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 là
A. 36.
B. 34.
C. 35.
D. 33.
Câu 10: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 0,8 gam. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam.
B. 8,3 gam.
C. 2,0 gam.
D. 4,0 gam.
Đáp án & Thang điểm
Biểu điểm 1 điểm / 1 câu.
Câu 1: A
Cr(OH)3 có tính lưỡng tính.
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
Câu 2: D
X → X2+ + 2e
→ X có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d64s2. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 3: A
- Muối Fe (II) dễ bị oxi hóa thành muối Fe (III) ở ngay điều kiện thường.
- Khi có đinh Fe thì: Fedư + 2Fe3+ → 3Fe2+
Do đó, trong dung dịch luôn có Fe2+.
Câu 4: D
Quặng sắt xiđerit có thành phần chính là FeCO3.
Câu 5: C
Vậy có 3 thí nghiệm thu được muối sắt (II) là thí nghiệm 2; 4; 5.
Câu 6: B
CuSO4 khan dùng để phát hiện vết nước trong các chất lỏng hữu cơ.
Câu 7: C
naxit = 2.nH2 + 2.nO (oxit) = 2.0,15 + 2. 0,04.4 = 0,62 mol.
Bảo toàn khối lượng: mX + mHCl = m + mH2O + mH2
→ m = 0,12.27 + 0,04.232 + 0,62.36,5 – 0,15.2 – 4.0,04.18 = 31,97 gam.
Câu 8: A
Bảo toàn khối lượng: moxi = 15,1 – 8,7 = 6,4 → noxi = 0,2 mol
→ V = 0,2.22,4 = 4,48 lít.
Câu 9: A
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Tổng hệ số cân bằng = 10 + 2 + 8 + 5 + 1 + 2 + 8 = 36.
Câu 10: D
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 3)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16, H = 1, Al = 27, Cu = 64, Fe = 56.
Câu 1: Các số oxi hóa phổ biến của crom trong hợp chất là
A. +2, +4 và +6.
B. +2, +3 và +6.
C. +1, +3 và +6.
D. +3, +4 và +6.
Câu 2: Cho m gam Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 5,6 lít khí ở đktc. Giá trị của m là
A. 8,4.
B. 12,6.
C. 14,0.
D. 7,0.
Câu 3: Cho phản ứng sau: aCu + bHNO3 → cCu(NO3)2 + dNO + eH2O. Sau khi cân bằng, tổng giá trị của (a + b + d) là
A. 11.
B. 13.
C. 15.
D. 14.
Câu 4: Biết cấu hình của Fe2+ là: [Ar]3d6. Tổng số e trong nguyên tử của Fe là
A. 26
B. 23.
C. 15.
D. 56.
Câu 5: Cho các mô tả sau:
(1). Cu phản ứng với dung dịch HCl đặc, nóng giải phóng khí H2
(2). Ðồng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, chỉ thua Ag
(3). Ðồng kim loại có thể phản ứng với dung dịch FeCl3
(4). Có thể hoà tan Cu trong dung dịch HCl khi có mặt O2
(5). Ðồng thuộc nhóm kim loại nhẹ (d = 8,98 g/cm3)
(6). Không tồn tại Cu2O ; Cu2S
Số mô tả đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3 .
D. 4.
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất chính có trong quặng?
A. Manhetit chứa Fe3O4.
B. Pirit sắt chứa FeS2 .
C. Hematit nâu chứa FeO.nH2O.
D. Xiđerit chứa FeCO3.
Câu 7: Cho 27,5 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch A. Cô cạn A thì thu được khối lượng muối là
A. 101 gam.
B. 109,1 gam.
C. 101,9 gam.
D. 102 gam.
Câu 8: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc).
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).
Giá trị của m là
A. 22,75
B. 21,40.
C. 29,40.
D. 29,43.
Câu 9: Để thu được kim loại Fe từ dung dịch Fe(NO3)2 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Zn.
B. Fe.
C. Na.
D. Ca.
Câu 10: Fe phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. NaOH; C; CuCl2; Cl2.
B. H2SO4 (đặc, nguội); FeCl3.
C. HNO3 loãng; S.
D. Al2O3; HNO3 đặc
Đáp án & Thang điểm
Biểu điểm 1 điểm / 1 câu.
Câu 1: B
Trong hợp chất Cr có số oxi hóa biến đổi từ + 1 đến +6, trong đó phổ biến nhất là các số oxi hóa +2, +3 và +6.
Câu 2: C
Câu 3: B
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
→ a + b + d = 3 + 8 + 2 = 13.
Câu 4: A
Fe → Fe2+ + 2e
→ Cấu hình của Fe là: [Ar]3d64s2. Tổng số e trong nguyên tử của Fe là 26.
Câu 5: C
1. Sai vì Cu không tác dụng với HCl đặc, nóng.
2. Đúng
3. Đúng, Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
4. Đúng, 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O
5. Sai, đồng thuộc nhóm kim loại nặng
6. Sai, có tồn tại 2 chất trên.
Câu 6: C
Hematit nâu chứa Fe2O3.nH2O.
Câu 7: C
∑ne nhường = ∑ne nhận = nNO3- (muối) = 3. nkhí = 1,2 (mol)
mmuối = mKL + mNO3- (muối) = 27,5 + 1,2.62 = 101,9 gam.
Câu 8: A
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
Theo bài ra Y gồm: Fe, Al2O3 và Al dư, giả sử với số mol lần lượt ở mỗi phần là x, y và z (mol). Theo PTHH → x = 2y (1)
Phần 1: bảo toàn e: 2x + 3z = 0,1375.2 = 0,275 (2)
Phần 2: bảo toàn e: 3z = 0,0375.2 = 0,075 (3)
Từ (1); (2); (3) có x = 0,1; y = 0,05; z = 0,025.
m = mY = 2.(0,1.56 + 0,05.102 + 0,025.27) = 22,75 gam.
Câu 9: A
Zn + Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Fe.
Câu 10: C
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 4)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16, H = 1, Fe = 56, C = 12.
Câu 1: Tính chất vật lí nào sau đây không phải là tính chất vật lí của sắt?
A. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
B. Kim loại nhẹ.
C. Có tính nhiễm từ.
D. Màu trắng hơi xám.
Câu 2: Cr không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc, nóng.
B. HCl nóng.
C. H2SO4 loãng, nóng.
D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 3: Tính chất nào sau đây là tính chất chung của các hợp chất: FeO, Fe3O4, Fe2O3?
A. Tính lưỡng tính.
B. Tính oxi hóa và tính khử.
C. Tính khử.
D. Tính oxi hoá.
Câu 4: Cho 2,8 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
A. 3,36.
B. 6,72.
C. 1,12.
D. 2,24.
Câu 5: Quặng nào sau đây là tốt nhất để luyện gang?
A. Fe2O3.
B. FeS2.
C. Fe2O3.nH2O.
D. Fe3O4.
Câu 6: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là
A. amophot.
B. ure.
C. natri nitrat.
D. amoni nitrat.
Câu 7: Quá trình tạo gang và tạo xỉ xảy ra ở bộ phận nào của lò cao?
A. Thân lò.
B. Phía trên của nồi lò.
C. Bụng lò.
D. Nồi lò.
Câu 8: Khi nung Fe với I2 trong bình kín, không có không khí thu được sản phẩm X. Công thức của X là
A. Fe3O4 .
B. Fe2I.
C. FeI2.
D. FeI3.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cr là một kim loại lưỡng tính.
B. Cr(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.
C. CrCl3, Cr2O3 đều là chất lưỡng tính.
D. Cr(OH)2 tan trong NaOH dư.
Câu 10: Để luyện được 500 tấn thép cacbon (thành phần gồm Fe và C) chứa 1,4% C, cần dùng x tấn quặng hematit đỏ chứa 0% tạp chất trơ. Hiệu suất quá trình là 75%. Giá trị của x là
A. 939,05.
B. 528,21.
C. 1878,10.
D. 1056,43.
Đáp án & Thang điểm
Biểu điểm 1 điểm / 1 câu.
Câu 1: B
Sắt có khối lượng riêng lớn (d = 7,9 g/cm3) nên là kim loại nặng.
Câu 2: D
Cr không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Câu 3: D
Các hợp chất: FeO, Fe3O4, Fe2O3 đều có tính oxi hóa.
Câu 4: C
Bảo toàn electron: 3.nkhí = 3.nFe → nkhí = nFe = 0,05 mol
→ V = 0,05. 2,24 = 1,12 (lít).
Câu 5: D
Do hàm lượng sắt trong quặng càng lớn thì hiệu quả luyện gang càng cao.
→ Quặng tốt nhất để luyện gang là Fe3O4.
Câu 6: D
Amoni nitrat NH4NO3
3Cu + 8H+ +2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
Câu 7: C
Quá trình tạo gang và tạo xỉ xảy ra ở bụng lò.
Câu 8: C
Câu 9: B
A sai vì không có khái niệm kim loại lưỡng tính.
C sai vì CrCl3 không có tính lưỡng tính.
D sai vì Cr(OH)2 không có tính lưỡng tính, không tan trong NaOH dư.
Câu 10: A
Ta có sơ đồ:
Fe2O3 → 2Fe
160g → 2.56g
x tấn → 500.98,6% tấn
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 5)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16, H = 1, C = 12, Zn = 65, Al = 27, Fe = 56.
I. Phần câu hỏi
Câu 1: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là
A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 2: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. chỉ có kết tủa keo trắng.
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
D. không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 3: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
A. hematit đỏ.
B. xiđerit.
C. hematit nâu.
D. manhetit.
Câu 4: Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với Cl2 tạo ra muối Y. Phần 2 cho tác dụng với dd HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng với muối Y lại thu được muối Z. Vậy X là kim loại nào sau đây?
A. Mg
B. Al
C. Zn
D. Fe
Câu 5: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là
A. Fe3O4 và 0,224.
B. Fe3O4 và 0,448.
C. FeO và 0,224.
D. Fe2O3 và 0,448.
Câu 6: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là
A. Fe3O4.
B. FeO.
C. Fe.
D. Fe2O3.
Câu 7: Hoà tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là
A. Fe(OH)3.
B. K2CO3.
C. Al(OH)3.
D. BaCO3.
Câu 8: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là
A. Fe, Al, Cr.
B. Fe, Al, Ag.
C. Fe, Al, Cu.
D. Fe, Zn, Cr
Câu 9: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là
A. 80.
B. 40.
C. 20.
D. 60.
Câu 10: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,68 gam.
B. 88,20 gam.
C. 101,48 gam.
D. 97,80 gam.
Đáp án & Thang điểm
1. Phần trắc nghiệm (0,5 điểm/ 1 câu)
Biểu điểm 1 điểm / 1 câu.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đ/a | B | A | D | D | B | D | C | A | B | C |
Câu 1: Công thức hoá học của phèn chua là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Chọn đáp án B.
Câu 2: 3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 (↓ keo trắng) + 3NaCl
Al(OH)3 (↓ keo trắng) + NaOH dư → NaAlO2 + H2O. Chọn đáp án A.
Câu 3: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là manhetit. Chọn đáp án D.
Câu 4: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.
Chọn đáp án D.
Câu 5: Đặt X: FexOy
Ta có nO(x) = nCO2 = nCO = 0,02 mol → V = 0,02.22,4 = 0,448 lít.
x : y = nFe : nO(X) = 0,015 : 0,02 = 3 : 4. Vậy X là Fe3O4. Chọn đáp án B.
Câu 6: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là Fe2O3. Chọn đáp án D.
Câu 7: Chọn đáp án C.
Dung dịch X chứa: K+, Ba2+, AlO2-, có thể có OH-, chất rắn Y là Fe3O4.
Sục CO2 dư vào X thu được kết tủa là Al(OH)3.
Câu 8: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là Fe, Al, Cr. Chọn đáp án A.
Câu 9: nFe2+ = nFe = 0,1 mol.
Bảo toàn e có: nFe2+ = 5.nKMnO4 → 0,1 = 5. 0,5.V → V = 40 ml. Chọn đáp án B.
Câu 10: naxit = nkhí = 0,1 mol → mdd axit = 98 gam.
Bảo toàn khối lượng: mdd sau = mKL + mdd axit - mkhí = 3,68 + 98 – 0,1.2 = 101,48 gam. Chọn đáp án C.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 6)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16, Mg = 24, Al = 27, Fe = 56, Cu = 64.
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3.
B. Fe(OH)3.
C. Fe(OH)2.
D. FeO.
Câu 2: X3+ có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d5. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
A. ô số 26, chu kì 4 nhóm VIIIA.
B. ô số 26, chu kì 4, nhóm IIA.
C. ô số 26, chu kì 3, nhóm VIIIB.
D. ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm để bảo quản muối Fe2+ người ta thường
A. ngâm vào đó một đinh sắt.
B. cho vào đó một vài giọt dung dịch HCl.
C. mở nắp lọ đựng dung dịch.
D. cho vào đó vài giọt dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 4: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là
A. FeS2.
B. Fe3O4.
C. Fe2O3.
D. FeCO3.
Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II)?
A. 4 .
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 6: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là
A. Na, Ca, Al.
B. Na, Ca, Zn.
C. Na, Cu, Al.
D. Fe, Ca, Al.
Câu 7: Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là
A. 34,10.
B. 32,58.
C. 31,97.
D. 33,39.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 4,48 lít.
B. 8,96 lít.
C. 17,92 lít.
D. 11,20 lít.
Câu 9: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng giữa FeSO4 với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 là
A. 36.
B. 34.
C. 35.
D. 33.
Câu 10: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam.
B. 8,3 gam.
C. 2,0 gam.
D. 4,0 gam.
Đáp án & Thang điểm
1. Phần trắc nghiệm (0,5 điểm/ 1 câu)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đ/a | A | D | A | B | C | A | C | B | A | D |
Câu 1: Al(OH)3 có tính lưỡng tính. Chọn đáp án A.
Câu 2: X có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d64s2. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. Chọn đáp án D.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm để bảo quản muối Fe2+ người ta thường ngâm vào đó một đinh sắt. Chọn đáp án A.
Câu 4: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là Fe3O4. Chọn đáp án B.
Câu 5: Thí nghiệm tạo ra muối sắt II là:
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Chọn đáp án C.
Câu 6: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là Na, Ca, Al. Chọn đáp án A.
Câu 7: naxit = 2.nH2 + 2.nO (oxit) = 2.0,15 + 2. 0,04.4 = 0,62 mol.
Bảo toàn khối lượng: mX + mHCl = m + mH2O + mH2
→ m = 0,12.27 + 0,04.232 + 0,62.36,5 – 0,15.2 – 4.0,04.18 = 31,97 gam.
Chọn đáp án C.
Câu 8: Bảo toàn khối lượng: moxi = 30,2 – 17,4 = 12,8 → noxi = 0,4 mol
→ V = 0,4.22,4 = 8,96 lít. Chọn đáp án B.
Câu 9:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Tổng hệ số = 36. Chọn đáp án A.
Câu 10: mchất rắn↓ = mO(CuO) = 9,1 – 8,3 = 0,8 → nO(CuO) = nCuO = 0,8 : 16 = 0,05 mol
→ mCuO = 0,05.80 = 4 gam. Chọn đáp án D.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 7)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16, H = 1, Al = 27, Cu = 64, Fe = 56.
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Hỗn hợp X gồm: Al, Al2O3, Al(OH)3. X tan hoàn toàn trong
A. H2SO4 đặc, nguội, dư
B. dd NaOH dư.
C. dd CuCl2 dư.
D. HNO3 đặc, nguội
Câu 2: Cho m gam Fe vào dung dịch HCl dư thu được 5,04 lít khí ở đktc. Giá trị của m là
A. 8,4.
B. 12,6.
C. 6,3.
D. 5,04.
Câu 3: Cho phản ứng sau: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dN2O + eH2O. Sau khi cân bằng, tổng giá trị của (a + b + d) là
A. 41.
B. 23.
C. 25.
D. 14.
Câu 4: Biết cấu hình của Fe3+ là: [Ar]3d5. Tổng số e trong nguyên tử của Fe là
A. 26
B. 23.
C. 15.
D. 56.
Câu 5: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
A. nhôm là kim loại thụ động trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc, nguội.
B. nhôm có tính dẫn điện tốt.
C. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
D. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất chính có trong quặng?
A. Manhetit chứa Fe2O3.
B. Pirit sắt chứa FeS2 .
C. Hematit nâu chứa Fe2O3.nH2O
D. Xiđerit chứa FeCO3.
Câu 7: Cho 27,5 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, đkc) và dung dịch A. Cô cạn A thì thu được khối lượng muối là
A. 101 gam.
B. 109,1 gam.
C. 101,9 gam.
D. 102 gam.
Câu 8: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc).
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).
Giá trị của m là
A. 22,75
B. 21,40.
C. 29,40.
D. 29,43.
Câu 9: Quặng chính để sản xuất Al là?
A. Boxit.
B. Saphia.
C. Đất sét.
D. Mica
Câu 10: Fe phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. NaOH; C; CuCl2; Cl2.
B. H2SO4 (đặc, nguội); FeCl3.
C. HNO3 loãng; S.
D. Al2O3; HNO3 đặc.
Đáp án & Thang điểm
1. Phần trắc nghiệm (0,5 điểm/ 1 câu)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đ/a | B | B | A | A | C | A | C | A | A | C |
Câu 1: Hỗn hợp X gồm: Al, Al2O3, Al(OH)3. X tan hoàn toàn trong dd NaOH dư. Chọn đáp án B.
Câu 2: Bảo toàn e: nFe = nkhí = 0,225 mol → mFe = 0,225.56 = 12,6 gam. Chọn đáp án B.
Câu 3: 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O.
a + b + d = 8 + 30 + 3 = 41. Chọn đáp án A.
Câu 4: Cấu hình của Fe là: [Ar]3d64s2. Tổng số e trong nguyên tử của Fe là 26. Chọn đáp án A.
Câu 5: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ. Chọn đáp án C.
Câu 6: Manhetit chứa Fe3O4. Chọn đáp án A.
Câu 7: mmuối = mKL + mNO3- = 27,5 + 0,4.3.62 = 101,9 gam. Chọn đáp án C.
Câu 8: 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (1)
Theo bài ra Y gồm: Fe, Al2O3 và Al dư, giả sử với số mol lần lượt ở mỗi phần là x, y và z (mol). Theo (1) → x = 2y.
Phần 1: bảo toàn e: 2x + 3z = 0,1375.2 = 0,275
Phần 2: bảo toàn e: 3z = 0,0375.2 = 0,075.
Giải PT được x = 0,1; y = 0,05; z = 0,025.
m = mY = 2.(0,1.56 + 0,05.102 + 0,025.27) = 22,75 gam. Chọn đáp án A.
Câu 9: Quặng chính để sản xuất Al là boxit. Chọn đáp án A.
Câu 10: Fe phản ứng được với HNO3 loãng; S. Chọn đáp án C.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 8)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16, H = 1, Fe = 56, C = 12.
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Tính chất vật lí nào sau đây không phải là tính chất vật lí của Al?
A. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
B. Kim loại nhẹ.
C. Có tính nhiễm từ.
D. Màu trắng, dẻo.
Câu 2: Al không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc
B. NaOH.
C. H2SO4 loãng.
D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 3: Tính chất nào sau đây là tính chất chung của các hợp chất: FeO, Fe3O4, Fe2O3?
A. Tính lưỡng tính.
B. Tính oxi hóa và tính khử.
C. Tính khử.
D. Tính oxi hoá.
Câu 4: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
A. 3,36.
B. 6,72.
C. 1,493.
D. 2,24.
Câu 5: Quặng nào sau đây là tốt nhất để luyện gang?
A. Fe2O3.
B. FeS2.
C. Fe2O3.nH2O.
D. Fe3O4.
Câu 6: Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2;
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là
A. y = 2x.
B. x = 4y.
C. x = y.
D. x = 2y.
Câu 7: Quá trình tạo gang và tạo xỉ xảy ra ở bộ phận nào của lò cao?
A. Thân lò.
B. Phía trên của nồi lò.
C. Bụng lò.
D. Nồi lò.
Câu 8: Khi nung Fe với I2 trong môi trường trơ thu được sản phẩm X. Công thức của X là
A. Fe3O4 .
B. Fe2I.
C. FeI2.
D. FeI3.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính.
B. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.
C. AlCl3, Al2O3 đều là chất lưỡng tính.
D. Al(OH)3 tan trong dung dịch NH3 dư.
Câu 10: Để luyện được 500 tấn thép cacbon (thành phần gồm Fe và C) chứa 1,4% C, cần dùng x tấn quặng hematit đỏ chứa 0% tạp chất trơ. Hiệu suất quá trình là 75%. Giá trị của x là
A. 939,05.
B. 528,21.
C. 1878,10.
D. 1056,43
Đáp án & Thang điểm
1. Phần trắc nghiệm (0,5 điểm/ 1 câu)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đ/a | C | D | D | D | D | B | C | C | B | A |
Câu 1: Al không có tính nhiễm từ. Chọn đáp án C.
Câu 2: Al không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội. Chọn đáp án D.
Câu 3: Các hợp chất: FeO, Fe3O4, Fe2O3 đều có tính oxi hóa. Chọn đáp án D.
Câu 4: Bảo toàn e: nkhí = nFe = 0,1 mol → V = 2,24 lít. Chọn đáp án D.
Câu 5: Quặng tốt nhất để luyện gang là Fe3O4. Chọn đáp án D.
Câu 6: Phần 1: Bảo toàn e: 3.nAl = 2x (1)
Phần 2: Bảo toàn e: 3.nAl = 8y (2)
Từ (1) và (2) → 2x = 8y → x = 4y. Chọn đáp án B.
Câu 7: Quá trình tạo gang và tạo xỉ xảy ra ở bụng lò. Chọn đáp án C.
Câu 8: Khi nung Fe với I2 trong môi trường trơ thu được FeI2. Chọn đáp án C.
Câu 9: Phát biểu đúng: “Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính”. Chọn đáp án B.
Câu 10: Ta có sơ đồ:
Fe2O3 → 2Fe
160g → 2.56g
x tấn → 500.98,6% tấn
Chọn đáp án A.
Xem thêm các đề thi Hóa học 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Top 12 Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Học kì 2 có đáp án (Bài số 1)
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Học kì 2 trắc nghiệm có đáp án (Bài số 1)(8 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Học kì 2 trắc nghiệm - tự luận có đáp án (Bài số 1)(3 đề)
- Top 12 Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Học kì 2 có đáp án (Bài số 2)
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Học kì 2 trắc nghiệm - tự luận có đáp án (Bài số 2)(3 đề)
- Top 9 Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án
- Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 2 trắc nghiệm năm 2024 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 2 trắc nghiệm - tự luận năm 2024 có đáp án (5 đề)
- Top 9 Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án
- Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 2 trắc nghiệm năm 2024 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 2 trắc nghiệm - tự luận năm 2024 có đáp án (5 đề)
- Top 9 Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 năm 2024 có đáp án
- Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 trắc nghiệm năm 2024 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 trắc nghiệm - tự luận năm 2024 có đáp án (5 đề)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12