Công thức tính diện tích đa giác hay, chi tiết - Toán lớp 8



Công thức tính diện tích đa giác hay, chi tiết

Bài viết Công thức tính diện tích đa giác hay, chi tiết Toán lớp 8 hay nhất gồm 2 phần: Lý thuyết và Các ví dụ áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính diện tích đa giác hay, chi tiết.

Quảng cáo

I. Lý thuyết

Để tính diện tích đa giác, ta thường chia đa giác đó thành tam giác, các tứ giác tính được diện tích rồi tính tổng các diện tích đó; hoặc tạo ra một đa giác nào đó có chứa đa giác đó rồi tính hiệu các diện tích.

II. Các ví dụ

Ví dụ 1: Cho hình vẽ:

Trọn bộ Công thức Toán lớp 8 Chương 2: Đa giác. Diện tích đa giác quan trọng (ảnh 1)

Tính diện tích hình ABCDE biết BG = 2cm; AC = 5,5cm; AH = 1cm; HK = 2cm; KC = 2,5cm; EH = 1,5cm; KD = 2,5cm.

Lời giải:

Xét tam giác ABC có BG là đường cao ứng với cạnh AC

Diện tích tam giác ABC là:

SABC=12AC.BG=12.5,5.2=5,5cm2

Xét tam giác AHE có AH là đường cao ứng với cạnh HE

Diện tích tam giác AHE là

SAHE=12AH.HE=12.1.1,5=0,75cm2

Ta có:

HEHKKDHKKD//HE (quan hệ từ vuông góc đến song song).

EHKD là hình thang với hai đáy là HE và KD, đường cao HK

Diện tích hình thang EHKD là:

SEHKD=12(HE+KD).HK=12(1,5+2,5).2=4cm2

Xét tam giác KDC có đường cao DK ứng với cạnh KC

Diện tích tam giác KDC là:

SKDC=12KD.KC=122,5.2,5=3,125cm2

Ta có: 

SABCDE=SABC+SAHE+SEHKD+SKDC=5,5+0,75+4+3,125=13,375cm2

Vậy diện tích tứ giác ABCDE là 13,375cm2

Ví dụ 2: Một mảnh đất hình chữ nhật được chia để trồng hoa và trồng cây ăn quả. Biết diện tích trồng cây ăn quả được làm thành hình bình hành và phần đất còn lại dùng để trồng hoa (hình vẽ). Tính diện trồng cây ăn quả và diện tích dùng để trồng hoa (coi diện tích lối đi không đáng kể).

Trọn bộ Công thức Toán lớp 8 Chương 2: Đa giác. Diện tích đa giác quan trọng (ảnh 1)

Lời giải:

Vì ABCD là hình chữ nhật nên BC vuông góc DC.

Mà F, G thuộc DC nên BC vuông góc với FG

BC là đường cao của hình bình hành EBGF ứng với cạnh GF.

Diện tích phần đất được dùng để trồng cây ăn quả chính là diện tích hình bình hành EBGF.

Diện tích hình bình hành EBGF là:

 SEBGF= BC.FG = 120.50 = 6000 m2

Diện tích mảnh đất là:

SABCD=AB.BC=150.120=18000m2

Ta có:

SABCD=SAEFD+SEBGF+SBGC18000=SAEFD+6000+SBGCSAEFD+SBGC=18000-6000=12000m2

Mà diện tích trồng hoa chính là diện tích của tứ giác AEFD và tam giác BGC.

Vậy diện tích trồng hoa là 12000m2, diện tích trồng cây ăn quả là 6000m2. 

Xem thêm các Công thức Toán lớp 8 quan trọng hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên