Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Học kì 1 (năm 2024 mới nhất)
Tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Học kì 1 mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Học kì 1 (năm 2024 mới nhất)
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Mỗi người một vẻ
Trải nghiệm và khám phá
Ôn tập và đánh giá giữa học kì 1
Niềm vui sáng tạo
Chắp cánh ước mơ
Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1
Giáo án Điều kì diệu lớp 4 - Kết nối tri thức
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ văn bản “Điều kì diệu”.
- Hiểu được nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh giàu cảm xúc trong bài.
- Nhận xét được các ý chính của bài thơ.
- Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của tác giả.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù.
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu thơ hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất.
- Biết tôn trọng nét đẹp riêng của mỗi người, từ đó hình thành một tập thể thống nhất.
- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tổ chức thực hiện trò chơi: Đoán tên bạn bè qua giọng nói: + Bịt mắt một bạn HS, các bạn ở dưới lần lượt cất tiếng nói. + Bạn HS dựa vào tiếng nói đó để đoán tên.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lên thực hiện trò chơi. Các HS khác theo dõi. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV dẫn dắt vào bài mới. Mỗi người sinh ra trong cuộc sống đều mang một vẻ đẹp riêng. Chính những vẻ đẹp riêng ấy đã tạo nên một vẻ đẹp kì diệu của cuộc sống. Bài đọc “Điều kì diệu” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều đó. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được bài thơ Điều kì diệu với giọng đọc diễn cảm, thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. - Hiểu được từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu bài thơ Điều kì diệu: giọng đọc linh hoạt hồn nhiên, hào hứng, tình cảm, thiết tha. - GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó: + Ngân nga: Kéo dài tiếng rung khi hát hay ngâm thơ. + Hòa quyện: Hòa lẫn vào nhau, như quyện lại làm một. + Dàn đồng ca: Nhiều người cùng hát chung một bài, một bè hay nhiều bè. - GV tổ chức và hướng dẫn cho HS luyện đọc: Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp. + GV gọi bất kì 4 HS đọc bài, từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài. + GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS. Nhắc HS nghỉ hơi dài hơn giữa các khổ thơ, giọng đọc thể hiện sự hồn nhiên, niềm hào hứng cũng như tình cảm tha thiết của bạn nhỏ. - GV tổ chức HS đọc bài theo nhóm 5 người: đọc nối tiếp 5 khổ thơ. - GV mời đại diện nhóm đọc (ít nhất là 2 nhóm), sau đó cho các HS khác nhận xét. - GV mời HS cả lớp đọc đồng thanh cả bài (giọng vừa phải, không đọc quá to). - GV nhấn mạnh vào những từ ngữ khó đọc và những từ ngữ dễ mắc lỗi chính tả: giận dỗi, hòa quyện. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trả lời các câu hỏi trong bài đọc. - Hiểu được nội dung, thông điệp của bài thơ Điều kì diệu. b. Cách tiến hành - GV mời 5 HS đọc nối tiếp các câu hỏi. 1. Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra “mỗi đứa mình một khác”? 2. Bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt đó? 3. Bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ? 4. Hình ảnh dàn đồng ca ở cuối bài thơ thể hiện điều gì? Tìm câu trả lời đúng. A. Một tập thể thích hát. B. Một tập thể thống nhất. C. Một tập thể đầy sức mạnh. D. Một tập thể rất đông người. 5. Theo em, bài thơ muốn nói đến điều kì diệu gì? Điều kì diệu đó thể hiện như thế nào trong lớp của em? - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi. - GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi và động viên HS các nhóm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết đọc diễn cảm các khổ thơ với giọng đọc phù hợp với tình cảm được thể hiện trong khổ thơ. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ với giọng diễn cảm; ngắt nghỉ đúng chỗ; biết nhấn mạnh vào những từ ngữ quan trọng. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét và cho điểm HS. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện cách trao đổi, thảo luận với người khác. Đồng thời, tiếp tục phát triển kĩ năng nêu ý kiến của mình. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi thảo luận: Em rút ra được thông điệp gì qua bài thơ? - GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày suy nghĩ của mình trước lớp. - GV nhận xét, khích lệ những suy nghĩ tích cực của HS. D. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Củng cố: + GV đặt câu hỏi: Điều kì diệu trong bài thơ là gì? + GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS tốt. - Dặn dò: GV nhắc HS + Học thuộc lòng bài thơ + Xem và chuẩn bị bài mới. |
- HS thực hiện trò chơi theo tổ chức của GV. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS cùng GV giải nghĩa từ khó. - HS luyện đọc theo hướng dẫn. - HS đọc nối tiếp bài thơ trước lớp. - HS đọc bài theo nhóm. - Đại diện nhóm đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe và nhận xét. - HS đọc đồng thanh bài thơ. - HS phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn, sửa phát âm sai (nếu có) và viết đúng chính tả. - HS đọc tiếp nối câu hỏi; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS đọc câu hỏi. - Dự kiến câu trả lời: 1. Những chi tiết trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra “mỗi đứa mình một khác”: - Giọng hát - Có bạn thích đứng đầu - Có bạn hay giận dỗi - Có bạn thích thay đổi - Có bạn nhiều ước mơ 2. Sự lo lắng của bạn nhỏ về sự khác biệt đó là: Liệu mình có cách xa? 3. Khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ, bạn nhỏ đã phát hiện ra: Vườn hoa như chúng mình, mỗi người một vẻ ai cũng tươi xinh đáng mến. Khi mọi người hòa giọng sẽ trở thành dàn đồng ca vang lừng. 4. B. Một tập thể thống nhất 5. Bài thơ muốn nói lên điều kì diệu: Mỗi cá nhân trong tập thể đều có những nét khác biệt riêng nhưng chính những nét khác biệt ấy lại tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Điều kì diệu ấy trong lớp em: có bạn học giỏi môn Toán, có bạn học giỏi môn Tiếng Việt, bạn khác lại giỏi môn Tiếng Anh,… Từ đó tạo nên một lớp học tiên tiến. - HS thi đọc - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ. - HS trình bày suy nghĩ của mình trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
Giáo án (Luyện từ và câu lớp 4) Danh từ - Kết nối tri thức
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu được thế nào là danh từ.
- Phân biệt được các từ chỉ người, từ chỉ vật, từ chỉ hiện tượng tự nhiên, từ chỉ thời gian,…
- Xác định được danh từ trong câu.
- Biết đặt câu với danh từ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù.
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách đặt câu có danh từ).
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS tìm hiểu về danh từ: Tìm những từ ngữ chỉ tên gọi của đồ vật, cây cối xung quanh em? - HS quan sát cảnh vật xung quanh, ghi nhanh vào giấy những tên gọi của đồ vật, cây cối. - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Khám phá (Bài tập 1, 2) a. Mục tiêu: - HS nhận biết được danh từ. - Phân biệt được các từ chỉ người, từ chỉ vật, từ chỉ hiện tượng tự nhiên, từ chỉ thời gian,… b. Cách tiến hành. - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập. - Thực hành làm bài tập. Bài 1. Xếp các từ in đậm vào nhóm thích hợp: Thế là kì nghỉ hè kết thúc. Nắng thu đã tỏa vàng khắp nơi thay cho những tia nắng hè gay gắt. Gió thổi mát rượi, đuổi những chiếc lá rụng chạy lao xao. Lá như cũng biết nô đùa, cứ quấn theo chân các bạn học sinh đang đi vội vã. Bạn thì đi với bố, bạn thì đi với mẹ, có bạn lại đi một mình. Ai cũng vội đến trường để gặp lại thầy giáo, cô giáo, bạn bè, gặp lại bàn, ghế thân quen. Hôm nay bắt đầu năm học mới. Bài 2. Chơi trò chơi: Đường đua kì thú. Cách chơi: - Tung xúc xắc để biết được đi mấy ô. - Đến ô nào phải nói được hai từ thuộc ô đó (không trùng với các từ đã nêu). Nếu không nói được, phải lùi lại một ô. - Ai đến đích trước người đó chiến thắng. ( Quan sát hình ảnh SGK trang 10) - GV nhận xét, chữa bài và kết luận. |
- HS quan sát, trả lời câu hỏi. - Một số đồ vật xung quanh: bàn, ghế, phấn, bảng, sách, vở,… - HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu bài tập 1. - HS làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm một ô). - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét bổ sung. - Dự kiến sản phẩm: + Từ chỉ người: Học sinh, bố, mẹ, thầy giáo, cô giáo, bạn bè. + Từ chỉ vật: Lá, bàn, ghế. + Từ chỉ hiện tượng tự nhiên: Nắng, gió. + Từ chỉ thời gian: Hè, thu, hôm nay, năm học mới. - HS đọc yêu cầu bài tập 2. - HS làm việc theo nhóm: thực hiện trò chơi. - Đại diện các nhóm tiến hành chơi trò chơi. - Các nhóm nhận xét bổ sung. - Một số từ ngữ gợi ý cho trò chơi: + Người: bố, mẹ, anh, chị, em,… + Vật: hoa, lá, cây, cỏ,… + Hiện tượng tự nhiên: mưa, gió, bão, sấm,… + Thời gian: hôm nay, ngày mai, sáng, trưa, chiều,… - HS lắng nghe và sửa lỗi (nếu có) |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4