Công thức nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn | Toán lớp 9

Công thức nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn Toán 9 sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững công thức, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Toán 9.

Công thức nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn

Quảng cáo

1. Công thức 

a) Xét phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0).

⦁ Nếu a + b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = 1, còn nghiệm kia là x2=ca;

⦁ Nếu a – b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = –1, còn nghiệm kia là x2=ca.

b) Dựa vào định lí Viet (xét trong trường hợp phương trình có nghiệm):

⦁ Nếu phương trình có dạng x2 + (u + v)x + uv = 0 thì phương trình có hai nghiệm là x1 = –u, x2 = –v.

⦁ Nếu phương trình có dạng x2 – (u + v)x + uv = 0 thì phương trình có hai nghiệm là x1 = u, x2 = v.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Bằng cách nhẩm nghiệm, hãy giải các phương trình sau:

a) 15x2 – 17x + 2 = 0;

b) 23x2 – 9x – 32 = 0.

Hướng dẫn giải

a) 15x2 – 17x + 2 = 0

Phương trình có các hệ số a = 15, b = –17, c = 2.

Ta có: a + b + c = 15 + (–17) + 2 = 0 nên phương trình có hai nghiệm:

x1=1;   x2=215.

b) 23x2 – 9x – 32 = 0

Phương trình có các hệ số a = 23, b = –9, c = –32.

Ta có: a – b + c = 23 – (–9) – 32 = 0 nên phương trình có hai nghiệm:

x1=1;   x2=3223=3223.

Ví dụ 2. Nhẩm nghiệm của các phương trình sau:

a) x2 – 5x + 6 = 0;

b) x2 + 7x + 10 = 0;

Hướng dẫn giải:

a) x2 – 5x + 6 = 0

Xét ∆ = (–5)2 – 4.1.6 = 1 > 0. Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt.

(Nhẩm: Tổng hai nghiệm bằng 5 và tích hai nghiệm bằng 6.)

Ta có hai số đó là 2 và 3 vì 2 + 3 = 5 và 2.3 = 6.

Vậy phương trình có hai nghiệm là x = 2; x = 3.

b) x2 + 7x + 10 = 0

Xét ∆ = 72 – 4.1.10 = 9 > 0. Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt.

(Nhẩm: Tổng hai nghiệm bằng –7 và tích hai nghiệm bằng 10.)

Ta có hai số đó là –2 và –5 vì (–2) + (–5) = –7 và (–2).(–5) = 10.

Vậy phương trình có hai nghiệm là x = –2; x = –5.

Ví dụ 3. Cho phương trình: x2 – 6x + m2 – 4m = 0 (với m là tham số).

a) Tìm m để phương trình trên có một nghiệm bằng 1.

b) Với giá trị m vừa tìm được ở câu a, hãy tìm nghiệm còn lại.

Hướng dẫn giải:

a) Để phương trình x2 – 6x + m2 – 4m = 0 (1) có một nghiệm bằng 1 thì:

1 + (–6) + m2 – 4m = 0

m2 – 4m – 5 = 0. (2)

Phương trình bậc hai ẩn m ở trên có các hệ số am = 1, bm = –4, cm = –5.

Ta có a – b + c = 1 – (–4) + (–5) = 0.

Do đó phương trình (2) có hai nghiệm m1 = –1; m2 = 5.

Vậy với m ∈ {–1; 5} thì phương trình đã cho có một nghiệm bằng 1.

b) ⦁ Với m = –1, ta có phương trình:

x2 – 6x + (–1)2 – 4.(–1) = 0 hay x2 – 6x + 5 = 0.

⦁ Với m = 5, ta có phương trình:

x2 – 6x + 52 – 4.5 = 0 hay x2 – 6x + 5 = 0.

Khi đó, với cả hai giá trị của m vừa tìm được, ta đều có phương trình:

x2 – 6x + 5 = 0.

Phương trình trên có các hệ số a = 1, b = –6, c = 5.

Ta có a + b + c = 1 + (–6) + 5 = 0.

Do đó phương trình trên có nghiệm x1 = 1; x2 = 5.

Vậy với m ∈ {–1; 5} thì nghiệm còn lại của phương trình là x = 5.

3. Bài tập tự luyện 

Bài 1. Xét tổng a + b + c hoặc a – b + c rồi nhẩm nghiệm các phương trình:

a)  – 2x2 + 7x + 9 = 0;

b) 31,1x2 – 50,9x + 19,8 = 0;

c) 5x225x2=0.

d) 23x2+23x2+3=0 .

Bài 2. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử bằng cách nhẩm nghiệm của đa thức đó:

a) 4x2 – 5x + 1;

b) 21x2 – 5x – 26;

c) 4x7x+3 ;

d) 12x5x7 .

Bài 3. Nhẩm nghiệm của các phương trình sau:

a) x2 – 7x + 12 = 0;

b) x2 + x – 12 = 0;

c) x2 – 4x – 12 = 0;

d) x2 + 4x – 12 = 0.

Bài 4. Nhẩm nghiệm của các phương trình sau biết chúng đều có nghiệm:

a) x2 – (m + 4)x + 3m + 3 = 0;

b) x2 – (2m + 1)x + m2 + m = 0;

c) x2 – 2mx + m2 – 1 = 0.

Bài 5. Cho phương trình mx2 – 3(m + 1)x + m2 – 3m – 5 = 0. Tìm các giá trị của m để phương trình trên là phương trình bậc hai ẩn x và có một nghiệm là –1. Tìm nghiệm còn lại.

Xem thêm các Công thức Toán lớp 9 quan trọng hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên