Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn đầy đủ, chi tiết - Toán lớp 9



Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn đầy đủ, chi tiết

Bài viết Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn đầy đủ, chi tiết Toán lớp 9 hay nhất gồm 2 phần: Lý thuyết và Các ví dụ áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn đầy đủ, chi tiết.

Quảng cáo

I. Lý thuyết

Cho đường thẳng Δ và đường tròn (O; R). Gọi OH là khoảng cách từ tâm O đến đường thẳng Δ.

+ Nếu OH > R thì Δ không cắt (O) (không có điểm chung).

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn đầy đủ, chi tiết | Toán lớp 9 (ảnh 1)

+ Nếu OH = R thì Δ và (O) tiếp xúc nhau hay đường tròn (O) và đường thẳng ∆ có một điểm chung là H.

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn đầy đủ, chi tiết | Toán lớp 9 (ảnh 1)

Khi đó Δ là tiếp tuyến của đường tròn (O), H là tiếp điểm.

+ Nếu OH < R thì Δ và (O) cắt nhau hay đường thẳng ∆ và đường tròn (O) có hai điểm chung là A và B.

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn đầy đủ, chi tiết | Toán lớp 9 (ảnh 1)

Khi đó Δ là cát tuyến của đường tròn.

II. Các ví dụ:

Ví dụ 1: Cho điểm A(1; 3). Hãy xác định vị trí tương đối của đường tròn (A; 2) với hai trục Ox; Oy.

Lời giải:

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn đầy đủ, chi tiết | Toán lớp 9 (ảnh 1)

Vẽ ABOy tại B AB = 1

Vẽ ACOx tại C AC = 3

Vì AB < R (1 < 2) nên đường tròn (A; 2) cắt trục Oy tại hai điểm F và G như hình vẽ hay (A; 2) cắt Oy.

Vì AC > R (3 > 2) nên đường tròn (A; 2) không cắt trục Ox hay (A) và Ox không giao nhau.

Ví dụ 2: Điền vào chỗ chấm

a) Đường thẳng tiếp xúc với đường tròn khi số giao điểm của đường thẳng và đường tròn là…

b) Đường thẳng không cắt đường tròn khi khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng…

c) Đường tròn (O; 3cm), khoảng cách từ tâm O đến tiếp tuyến của đường tròn là…

d) Khoảng cách từ tâm của đường tròn đến đường thẳng nhỏ hơn bán kính của đường tròn thì đường thẳng và đường tròn ở vị trí…

Lời giải:

a) Đường thẳng tiếp xúc với đường tròn khi số giao điểm của đường thẳng và đường tròn là một.

b) Đường thẳng không cắt đường tròn khi khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng lớn hơn bán kính của đường tròn.

c) Đường tròn (O; 3cm), khoảng cách từ tâm O đến tiếp tuyến của đường tròn là 3cm.

d) Khoảng cách từ tâm của đường tròn đến đường thẳng nhỏ hơn bán kính của đường tròn thì đường thẳng và đường tròn ở vị trí cắt nhau.

Ví dụ 3: Cho đường tròn (O; R) đường kính AB. Trên tia đối tia AB lấy điểm C. Từ C kẻ tiếp tuyến CD với (O), D là tiếp điểm. Kẻ DH AB tại H.

Chứng minh: CH.CO = CA.CB.

Lời giải:

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn đầy đủ, chi tiết | Toán lớp 9 (ảnh 1)

Vì CD là tiếp tuyến của đường tròn (O) với D là tiếp điểm nên ODCD tại D. Do đó tam giác COD là tam giác vuông tại D.

Lại có DH AB tại H nên DHCO tại H

Xét tam giác CDO vuông tại D, đường cao DH ta có:

CD2=CH.CO (Hệ thức lượng trong tam giác vuông).   (1)

Xét tam giác BOD có:

OB = OD = R

Do đó tam giác BOD cân tại O

OBD^=ODB^ (tính chất tam giác cân).  (2)

Vì tam giác ABD có ba đỉnh cùng nằm trên một đường tròn (O) và AB là đường kính nên tam giác ABD vuông tại D.

ADB^=ADO^+ODB^

90°=ADO^+ODB^

ODB^=90°ADO^  (3)

Ta lại có:

CDO^=CDA^+ADO^

90°=CDA^+ADO^

CDA^=90°ADO^ (4)

Từ (3) và (4)CDA^=ODB^ (5)

Từ (2) và (5) CDA^=OBD^

Xét tam giác CDA và tam giác CBD có:

C^ chung

CDA^=OBD^ (chứng minh trên)

Do đó: ΔCDA đồng dạng với ΔCBD (g – g)

CACD=CDCB (hai cặp cạnh tương ứng)

CA.CB=CD2 (6)

Từ (1) và (6) CA.CB=CD2=CH.CO hay CA.CB = CH.CO.

Xem thêm các Công thức Toán lớp 9 quan trọng hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên